Theo Tân Hoa Xã: Vừa qua, tại hội nghị giáo dục lập nghiệp Châu Á triệu tập tại trường đại học Thanh Hoa, chuyên gia và học giả hữu quan nêu rõ, trường đại học Trung Quốc phải coi trọng giáo dục lập nghiệp, bồi dưỡng học sinh có tinh thần lập nghiệp và đổi mới phải trở thành một trong những mục tiêu chính của trường đại học Trung Quốc.
Hội nghị lần này có chủ đề là thúc đẩy giáo dục lập nghiệp hữu hiệu, đã thu hút học giả làm công việc giáo dục lập nghiệp của hơn 50 trường đại học đến từ hơn 10 nước và khu vực như Mỹ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xinh-ga-po, Hàn Quốc, Nhật v.v, cùng thảo luận giáo dục lập nghiệp Châu Á.
Trong lời phát biểu, Hiệu phó trường đại học Thanh Hoa, giáo sư Tạ Duy Hoà nói, giáo dục lập nghiệp của Trung Quốc còn chưa chín muồi, nhất là trong mục tiêu bồi dưỡng sinh viên, chúng ta còn chưa coi tinh thần lập nghiệp là một ý thức và đặc tính hành vi mà sinh viên cần phải giành được trong giáo dục đại học. Đặc điểm căn bản thể hiện tinh thần lập nghiệp, là động lực và hành động tương ứng không ngừng phát hiện và sáng tạo thế giới trong nội tâm con người. Trong thời gian học tại đại học, sinh viên có thể gieo hạt giống trong lòng làm thế nào đi phát hiện và sáng tạo, làm thế nào tạo môi trường tốt hơn và nhiều của cải hơn cho loài người, là một "Nguồn gốc" thúc đẩy đối với sự phát triển của đất nước và tiến bộ của dân tộc.
Ông cho rằng, trường đại học phát triển giáo dục lập nghiệp chủ yếu nên thể hiện ở ba mặt: Một là, đưa bồi dưỡng tinh thần lập nghiệp lên tầm cao tôn chỉ mở trường đại học. Nỗ lực bồi dưỡng sinh viên phát triển theo mục tiêu toàn diện gồm đức, trí, thể, mỹ, lao, khiến sau khi tốt nghiệp sinh viên thể hiện được ý thức và kỹ năng tự lực tự cường, dám sáng tạo, không sợ gian khổ, nắm bắt cơ hội, khéo tổ chức; hai là, coi hoạt động lập nghiệp sinh viên trong thời gian đại học là một cơ chế khuyến khích thành công. Mặc dù không nhất định khuyến khích sinh viên lập nghiệp trong thời gian đi học, nhưng, đối với sinh viên có nguyện vọng và hành động lập nghiệp, sẽ khẳng định khi đã thành công và bao dung khi thất bại, chứ không phải là xử phạt và lạnh nhạt, để sinh viên lựa chọn nghề nghiệp trở thành một phương hướng quan trọng phát triển đa nguyên hoá cá nhân; ba là, triển khai giáo dục lập nghiệp hệ thống tại đại học, hệ thống giáo dục như vậy cần phải thấm nhuần vào toàn trường. Bởi vì hoạt động lập nghiệp, nhất là lập nghiệp kỹ thuật, thường là con đẻ của sự dung hợp và tác động của nhiều môn học, những người có ý thức lập nghiệp nhưng không có năng lực tổ chức thường rất khó thành công. Thực tiễn nghiên cứu và giáo dục hơn nửa thế kỷ trên quốc tế chứng tỏ, người lập nghiệp có kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức dễ thành công hơn .
|