Dân tộc Mao-nan hiện có 71 nghìn 968 dân, chủ yếu cư trú ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Dân tộc Mao-nan chủ yếu làm nông nghiệp, cũng làm nghề chăn nuôi và những nghề phụ khác.
Dân tộc Mao-nan tự xưng "A-nan", nghĩa là "người địa phương", cho biết họ là thổ dân ở khu vực đó.
Dân tộc Mao-nan có tiếng nói của dân tộc mình, thuộc nhóm tiếng dân tộc Động dân tộc Thủy nhánh tiếng dân tộc Choang dân tộc Động ngữ hệ Hán-Tạng. Dân tộc Mao-nan không có chữ viết, đa số đồng bào dân tộc Mao-nan biết tiếng dân tộc Choang và tiếng Hán, hiện thông dụng chữ Hán.
Bò thịt của dân tộc Mao-nan:
Vì ở vùng núi dân tộc Mao-nan thiếu ruộng đất, việc phát triển kinh tế nông nghiệp bị hạn chế. Ngoài hết sức quý trọng ruộng đất, khai phá ruộng đất với diện tích nhỏ ra, đồng bào dân tộc Mao-nan lợi dụng cỏ xanh khắp núi để phát triển nghề chăn nuôi gia đình. Mọi gia đình đều nuôi bò thịt, bò thịt không lao động, trở thành đặc sản của dân tộc Mao-nan, bán chạy ở thị trường đất liền và Hồng Kông, Ma-cao.
Chạm đá của dân tộc Mao-nan:
Các thế hệ đồng bào dân tộc Mao-nan sống ở vùng núi, có tình cảm đối với đá trên núi. Trong lầu của dân tộc Mao-nan, phần dưới là cột đá; từ sân vào đến thềm nhà làm bằng đá; nền nhà và tường xây bằng đá tảng; thậm chí ngưỡng cửa, sân thượng, chuồng bò, chuồng lợn, bàn, ghế, vại nước, chậu nước đều làm bằng đá. Để đẹp mắt, đồng bào điêu khắc các hoạ tiết hoa, chim, sâu, cá v.v. trên các đồ làm bằng đá. Các đồ này bán chạy trên thị trường.
Tết "Thả chim bay" của dân tộc Mao-nan:
Trong nhiều tết lễ của dân tộc Mao-nan, Tết "Thả chim bay" vào ngày rằm tháng giêng đặc sắc và thú vị nhất. Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong làng dân tộc Mao-nan có một pháp sư già, ông chỉ có một con gái, con gái của ông xinh đẹp, khéo tay sáng dạ, giỏi về đan các loại chim bằng lạt tre và lá cây thạch xương bồ, người ta gọi là "Nàng chim". Nàng chim và một chàng trai yêu nhau, chuẩn bị mồng một tháng giêng lấy nhau. Pháp sư già muốn thử bản lĩnh của con rể tương lai, vào ngày giao thừa, ông yêu cầu chàng trai gieo hạt giống kê khắp núi trước buổi tối, nhưng vì quá sốt ruột, chàng trai gieo hạt giống nếp, chứ không phải là hạt giống kê. Pháp sư già gọi chàng trai nhặt toàn bộ hạt giống kê mang về, khỏi lãng phí. Chàng trai không biết nên giải quyết thế nào. Trước tình hình này, nàng chim gọi chồng chưa cưới về nhà, để một trăm con chim hai người đan trước kia vào thúng mủng. Nàng chim thổi một cái vào con chim, và nói khẽ mấy câu với chàng trai. Rồi, chàng trai mang chim đến núi, các con chim đó bay lên thật nhanh và nhặt về tất cả hạt giống nếp. Chàng trai gieo hạt giống kê trước khi màn đêm buông xuống. Pháp sư già rất mừng và nói: "Trong thời gian ăn tết, để bố con ta đoàn tụ. Đến ngày rằm tháng giêng ta sẽ đưa nàng chim đến nhà con tổ chức đám cưới." Từ đó, dân tộc Mao-nan bắt đầu có tết "Thả chim bay".
Trong thời gian tết Nguyên Đán sắp đến, mọi gia đình đều chuẩn bị sẵn lá cây thạch xương bồ. Vào ngày giao thừa, đồng bào dùng lá cây thạch xương bồ đan chim, để cơm nếp, đậu và nhân vừng trong bụng con chim, rồi hấp hoặc nấu chín. Sau khi chín, đồng bào dùng một sợi dây mỏng buộc chim trên một cây mía dài, rồi treo cây mía trước bàn thờ đặt trong phòng chính. Chim gồm chim ngói, gà rừng, chim én, chim cốc, chim họa mi v.v. Ngày đó, mỗi đứa con trong nhà được ăn một con "chim"; con gái đã lấy chồng và đẻ con phải về nhà lấy "chim", để cầu mong con cái mình hoạt bát dễ thương như chim. Trên bàn thờ, còn có các loại đồ cúng như cơm đỏ và hoa quả, để cầu mong chim không ăn lúa má nữa, đảm bảo được mùa. Đến ngày rằm tháng giêng, đồng bào lấy chim xuống, để vào nồi hấp hoặc nấu lại, khi ăn tối, đồng bào ăn "chim", gọi là "Thả chim bay". Khi "Thả chim bay", đồng bào không bao giờ quên ôn lại truyền thuyết "Thả chim bay".
|