Thứ trưởng nêu rõ, cải cách mở cửa đến nay, sự mong đợi của thế giới đối với sự phát tirển sau này của Trung Quốc ngày càng tốt, sự coi trọng đối với Trung Quốc cũng ngày càng cao. Người nước ngoài đến Trung Quốc du lịch và làm việc ngày càng nhiều, tiềm năng của Hán ngữ là một ngôn ngữ thương mại ngày càng lớn. Một điều tra đối với người học Hán ngữ cho biết: Mục đích nghề nghiệp đang trở thành sự lựa chọn ngày càng nhiều của người học Hán ngữ.
Một điều tra cho biết: Mỹ đã có 2500 trường trung tiểu học bắt đầu hoặc dự định mở môn Trung văn. Giáo viên dạy Hán ngữ ở vùng Đông Nam Á đã có hơn 20 nghìn người, vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu. Đến năm 2007, In-đô-nê-xi-a sẽ mở môn học Trung văn tại hơn 8 nghìn trường trung học. Trung văn đã trở thành môn thi trung học ở Châu Âu. Sự tăng trưởng đối với nhu cầu dạy Hán ngữ của Châu Phi, Nam Mỹ cũng rất phổ biến.
Thứ trưởng nói, trong tình hình mới, chính phủ Trung Quốc coi phát triển việc dạy Hán ngữ là sự nghiệp quốc gia, được nhiều lớp nhà lãnh đạo ủng hộ và quan tâm. Là nước mẹ đẻ của Hán ngữ, Trung Quốc có trách nhiệm, có nghĩa vụ dành sự ủng hộ và giúp đỡ cần thiết, từ đó tăng thêm sự giao lưu và hiểu biết giữa nền văn hóa Trung Hoa với nền văn hoá các dân tộc trên thế giới, góp phần cho nền hoà bình, phát triển thế giới.
Được biết, đại hội sẽ tổ chức theo hình thức ba hội nghị chi nhánh, chủ đề lần lượt là "Sự giao lưu văn hoá đa nguyên với nhu cầu Hán ngữ", "Cơ chế vận hành dạy Hán ngữ thời kỳ mới" và "Tương lai phát triển dạy ngôn ngữ thứ hai quốc tế". Đồng thời còn sẽ tổ chức hội thảo, thi Trung văn sinh viên thế giới cùng triển lãm nguồn dạy Hán ngữ đối ngoại ưu tú của Trung Quốc v.v. Hiện nay đã có hơn 200 đại biểu của 70 nước xác nhận đến dự hội nghị . 1 2
|