Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-13 17:00:58    
Nhà sử học Xri-lan-ca nói về Trịnh Hoà

Xin Hua
Nhà sử học Xri-lan-ca, tiến sĩ Trường Đại học Luân Đôn bà Lô-na Đê-oa-ra-gia trả lời phóng viên Tân hoa xã nhân kỷ niệm 600 năm ngày Trịnh Hoà đi tây dương, nói chuyến thăm Xri-lan-ca của Trịnh Hoà đã thể hiện tấm lòng rộng mở của Trung Quốc và là chuyến công du hoà bình với tầm mắt thế giới.

Bà Lô-na có sự giải thích khác đối với sử liệu Trung Quốc về Trịnh Hoà ba lần tới thăm Xri-lan-ca năm 1409, 1410 và 1416. Bà cho rằng đội tàu của Trịnh Hoà 7 lần đi tây dương đều đia qua Xri-lan-ca, Trịnh Hoà chỉ có lần thứ 2 đi tây dương là không đi theo đội tàu. Bởi vậy bản thân Trịnh Hoà thực tế đã 6 lần tới Xri-lan-ca.

Một hoạt động có ảnh hưởng của Trịnh Hoà là ông đã mang đến tấm bia Trịnh Hoà nổi tiếng. Bia Trịnh Hoà lúc đầu được đặt trong một ngôi chùa ở Ga-lơ, thành phố biển miền nam Xri-lan-ca, về sau bị thất lạc, mãi tới năm 1911 khi làm đường mới phát hiện. Sau khi Xri-lan-ca độc lập tấm bia này được đưa vào Viện bảo tàng Quốc gia.

"Bia Trịnh Hoà" được viết bằng 3 loại chứ là Trung văn, Ta-min và Ba-tư. Nội dung viết bằng Trung văn ghi lại Trịnh Hoà được vua nhà Minh cử đi tây dương, đến Xri-lan-ca tìm kiến thách tích, dâng dương, phía dưới lạc khoảng đề tháng 2 năm thứ 7 Vĩnh Lạc, tức tháng 2-1409. Bia văn chữ Ta-min bày tỏ sự kính trọng đối với tôn giáo tín ngưỡng của người Ta-min miền nam Ấn-độ. Bia văn chữ Ba-tư bày tỏ sự kính trọng đối với đạo Hồi.

Bà Lô-na Đê-oa-ra-gia đã đánh giá về tấm bia Trịnh Hoà cũng như ý nghĩa và giá trị lịch sử chuyến thăm Xri-lan-ca của Trịnh Hoà. Bà nói là người theo đạo Hồi, Trịnh Hoà đã bày tỏ sự kính trọng như nhau đối với ba trường phái tôn giáo trên cùng một tấm bia, một mặt thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân các nước cũng như tính khoan dung về tôn giáo của Trịnh Hoà và Triều đại Nhà Minh, mặt khác phản ánh lên Trịnh Hoà mong hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá của họ không bị ảnh hưởng bởi sự đối lập về tôn giáo. Có thể nói tấm bia này là biểu tượng tinh thần hoà bình và khoan dung của Trịnh Hoà cũng như hoàng đế Nhà Minh lúc đó, cũng thể hiện lên Trung Quốc lúc đó có tấm lòng rộng mở và tầm mắt mang tính thế giới.

Bà Lô-na nói sau các chuyến thăm của Trịnh Hoà không lâu, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh lần lượt tới Xri-lan-ca, những kẻ thực dân này không những cướp bóc sản vật dồi dào của Xri-lan-ca mà còn cưỡng bức nhân dân Xri-lan-ca thay đổi tín ngưỡng tôn giáo, gây lên sự căm phẫn và phản kháng của nhân dân Xri-lan-ca.

Bà Lô-na cho rằng: trong 28 năm Trịnh Hoà 7 lần đi tây dương, sự giao lưu thương mại và văn hoá giữa Trung Quốc với các nước đông nam Á, Nam Á và Tây Á thậm chí là các nước đông Phi ngày càng sôi động. Tinh thần bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau mà Trịnh Hoà đề xướng đến nay vẫn có ý nghĩa tham khảo và học tập.