Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-12 21:09:18    
Dân tộc Hô-chê vừa hát bài đánh cá vừa cày cấy

cri

Nghe Online

Dân tộc Hô-chê là một trong những dân tộc có dân số khá ít ở Trung Quốc, chỉ có hơn 4000 dân. Ở Trung Quốc có một câu ngạn ngữ là "Gần núi thì sống nhờ núi, gần sông thì sống nhờ sông", nghĩa là người sống trong khu vực nào, thì phải lợi dụng đầy đủ tài nguyên ở khu vực ấy mới có thể sống còn. Các thế hệ đồng bào dân tộc Hô-chê sống ở lưu vực sông Hắc Long Giang, sông U-su-li ở biên giới miền đông bắc Trung Quốc, có tài nguyên thủy sản phong phú, xung quanh có núi cao rừng sâu, trên núi có nhiều sản phẩm quý, cho nên trước kia đồng bào dân tộc Hô-chê mùa hè đánh cá, mùa đông săn bắn.

Mấy năm gần đây, vì tài nguyên cá ở địa phương ngày càng giảm thiểu, nhà nước còn có quy định rõ ràng phải bảo vệ động vật rừng. Cho nên, dân tộc Hô-chê đứng trước tình hình phải thay đổi phương thức sản xuất và cuộc sống. Liệu đồng bào sống bằng nghề đánh cá và săn bắn này có thể thích ứng với sự thay đổi này hay không? Thành phố Đồng Giang tỉnh Hắc Long Giang—nơi tập trung cư trú của dân tộc Hô-chê không còn là một làng chài nữa, mà là một thành phố nhỏ với chức năng đầy đủ.

Bước vào khu phố, đường phố gọn ghẽ, rộng rãi, bên đường có nhiều ngôi nhà nhỏ với gạch đỏ ngói xám, đó là nhà ở mới của đồng bào dân tộc Hô-chê. Các khoảnh ruộng xanh mơn mởn ở ngoại ô thành phố là nơi công tác mới của đa số đồng bào dân tộc Hô-chê. Hiện nay, họ đã không phải là ngư dân ngày xưa, làm ruộng trở thành nghề mới của họ.

Hơn 10 năm về trước, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách giúp đỡ dân tộc có dân số khá ít phát triển, do dân tộc Hô-chê đứng trước tình hình phải thay đổi phương thức sinh tồn truyền thống của ngư dân, chính quyền địa phương ấn định biện pháp ưu đãi, giúp quần chúng dân tộc Hô-chê điều chỉnh phương thức sản xuất và cuộc sống vốn có của họ. Ông Vưu Lợi Quân, quan chức dân tộc Hô-chê của thành phố Đồng Giang tỉnh Hắc Long Giang giới thiệu rằng:

"Ai muốn làm ruộng có thể đến khu vực hoạch định khai hoang, ký hợp đồng khai hoang với làng, trong tình hình tài nguyên ruộng đất ít, dân tộc Hô-chê có quyền ưu tiên khai hoang. Chính quyền khuyến khích, ủng hộ, cung cấp điều kiện sản xuất, cung cấp vốn chu chuyển sản xuất, cung cấp hạt giống, phân bón hóa học, máy móc nông nghiệp, ngoài ra, chính quyền còn cung cấp dịch vụ kỹ thuật."

Trước kia, đồng bào dân tộc Hô-chê chưa bao giờ làm ruộng, nhất là ban đầu, phải dỡ bỏ phương thức sản xuất và cuộc sống truyền thống, họ không dám chắc mình có thể thích ứng với sự thay đổi đó không. Vì hiểu được điều lo ngại của đồng bào, chính quyền địa phương mở lớp đào tạo riêng về trồng trọt cho các ngư dân trước kia, giảng dạy phương pháp và kinh nghiệm làm ruộng.

Anh Phó Thiết Quân là đồng bào dân tộc Hô-chê đầu tiên thử làm ruộng. Từ năm 1995, anh Quân dẫn 9 hộ ngư dân dân tộc Hô-chê rời khỏi thuyền đánh cá mà họ đã sống trên đó nhiều năm qua, đến đảo hoang khai hoang, năm đầu tiên họ đã khai phá hơn 100 héc-ta ruộng đất, đảo hoang cỏ dại mọc đầy trước kia, nay trồng lúa xanh mơn mởn. Thu nhập làm ruộng cao hơn nhiều so với thu nhập đánh cá, và cũng rất ổn định. Khi được mùa, nhìn thấy đậu nành vàng ươm chất cao như núi, ngư dân dân tộc Hô-chê từng lo mưu sinh hàng ngày nở nụ cười rạng rỡ.

Việc anh Quân và các bạn giành được thành công khiến đồng bào có lòng tin, họ rủ nhau rời bỏ thuyền đánh cá, cầm lấy cái cuốc trước kia không quen thuộc lắm bắt tay vào làm ruộng. Trong 2 năm ngắn ngủi, ở thành phố Đồng Giang, đồng bào dân tộc Hô-chê đã khai phá gần 20 nghìn héc-ta ruộng đất, ngày càng nhiều đồng bào dân tộc Hô-chê sống cuộc sống giàu có bằng bàn tay lao động cần cù trên đồng ruộng.

Nhưng, ở thành phố Đồng Giang, vẫn có một số đồng bào dân tộc Hô-chê không muốn từ bỏ nghề gia truyền, họ chuyển từ đánh cá sang nuôi cá. Dưới sự giúp đỡ của chính quyền, họ lợi dụng tài nguyên sông phong phú ở địa phương, đào đầm ao thả nuôi cá.

Ở làng dân tộc Hô-chê Bát Xá, một số ngư dân làm nghề nuôi cá. Trải qua mấy năm phát triển, một số bà con đã trở thành người nuôi cá chuyên nghiệp, sống cuộc sống giàu có. Anh Vưu Ngọc Sinh, người phụ trách làng này giới thiệu rằng:

"Trong làng có một hộ nuôi cá tên là Lý Tuấn, anh Tuấn nhận khoán đầm ao nuôi cá với diện tích 10 héc-ta, hiệu quả kinh tế khá tốt. Thu nhập hàng năm đạt tới trên 30 nghìn nhân dân tệ."

Là một dân tộc có dân số khá ít, sự phát triển của dân tộc Hô-chê luôn được chính quyền các cấp Trung Quốc giúp đỡ. Bà Lý Thuận Bảo, phó chủ nhiệm Ủy ban công tác dân tộc tỉnh Hắc Long Giang nói, một số thành phố ở miền đông Trung Quốc có tốc độ phát triển khá nhanh đã coi việc giúp đỡ dân tộc có dân số khá ít tăng nhanh phát triển là một trong những công tác của chính quyền địa phương, và áp dụng những biện pháp giúp đỡ cụ thể. Bà nói:

"Thành phố Thượng Hải đã chuẩn bị thực hiện một hành động ủng hộ công cuộc xây dựng và phát triển xã hội của dân tộc Hô-chê. Thông qua tài trợ, họ ủng hộ chúng tôi đào tạo giảng viên, cải thiện và tăng thêm thiết bị giảng dạy."

Mặc dù phương thức sản xuất và cuộc sống đều thay đổi, nhưng văn hóa đánh cá và săn bắn truyền thống mà dân tộc Hô-chê lấy làm tự hào chưa bao giờ tiêu tan. Chính quyền địa phương nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ văn hoá dân tộc Hô-chê, đã thành lập Viện bảo tàng văn hoá sinh thái và Vườn phong tình dân tộc Hô-chê, bảo tồn hình dáng nhà ở truyền thống của dân tộc Hô-chê, trong phòng triển lãm trưng bày quần áo độc nhất vô nhị may bằng da cá của dân tộc Hô-chê, trưng bày ca múa của dân tộc Hô-chê được sưu tập chỉnh lý.

Hiện nay, đồng bào dân tộc Hô-chê vừa hát bài hát đánh cá, vừa làm ruộng, một số đồng bào làm giàu bằng nghề nuôi cá, giai điệu du dương ngày xưa vang vọng trên sông vẫn đi cùng với cuộc sống hiện nay của họ.