Ngày 11-7 năm nay là "Ngày Hàng hải" đầu tiên và là ngày kỷ niệm 600 năm Trịnh Hoà đi tây dương của Trung Quốc. Trung Quốc đã tổ chức hoạt động kỷ niệm trọng thể tại Đại lễ đường nhân dân, có ý nghĩa hiện thực cực kỳ quan trọng. Nhìn lại lịch sử Trịnh Hoà đi tây dương, ôn lại sự hưng suy của nền văn minh 5 nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, Trung Quốc cần phải ra sức phát triển kinh tế biển, đi con đường chấn hưng đất nước mở cửa hướng ra biển.
Lịch sử chứng minh thi hành mở cửa đối ngoại, tích cực mở rộng giao lưu kinh tế-văn hoá đối ngoại thì sự nghiệp hàng hải cũng như nền kinh tế-xã hội của đất nước sẽ được xúc tiến, đi lên phồn thịnh và tiến bộ. Sự tiến bộ của sự nghiệp hàng hải là gắn chặt với mở cửa đối ngoại của đất nước. Báo cáo của đại hội Đảng lần thứ 16 và báo cáo chính phủ được kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 10 thông qua đều đề ra "thực thi khai thác biển". Đây là sự bố trí chiến lược quan trọng của đảng và quốc vụ viện Trung Quốc, là quyết sách chiến lược quan trọng thúc đẩy sự nghiệp biển Trung Quốc phát triển trong thời kỳ mới.
Thực thi khai thác biển là quyết sách khoa học thuận theo trào lưu thời đại. Biển là tài sản qúi báo và là không gian cuối cùng đểu xã hội loài người phát triển bền vững, là cơ sở tài nguyên chiến lược về năng lượng, khoáng sản, thực phẩm và nước ngọt. Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế rất coi trọng khai thác và bảo vệ biển, yêu cầu các nước ven biển đưa việc khai thác biển vào chiến lược phát triển quốc gia, tiến hành quản lý tổng hợp đối với việc khai thác biển.
Thúc đẩy việc khai thác tài nguyên biển, xây dựng cơ sở khai thác thực phẩm, dầu khí, tài nguyên nước trên biển cũng như khai thác đất xây dựng và không gian cho sản xuất và sinh hoạt là con đường quan trọng làm dịu áp lực về dân số, tài nguyên và môi trường của Trung Quốc.
Thực thi khai thác biển là sự bảo đảm cơ bản trong việc giữ gìn an ninh lãnh thổ, an ninh quyền lợi biển và thực hiện thống nhất hoà bình đất nước của Trung Quốc. Nhiệm vụ hạt nhân trong việc thực thi khai thác biển là phải phát triển kinh tế biển, qua sự nỗ lực trong gần nửa thế kỷ, đến giữa thế kỷ này phải xây dựng Trung Quốc thành nước có kinh tế biển phát triển, và cơ cấu hợp lý, tổng lượng kinh tế biển trong nền kinh tế phải tương đương với các nước phát triển trung bình, trở thành nước mạnh về biển có thể giữ gìn quyền lợi biển một cách hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng trong các công việc biển quốc tế, thúc đẩy hữu hiệu việc thiết lập trật tự kinh tế biển quốc tế mới.
Hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất trên thế giới, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 6 và tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Giao thông Trung Quốc, hiện nay có trên 90 o/o dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc là vận tải bằng đường biển. Sự nghiệp hàng hải là dải lụa liên kết với nước ngoài của một quốc gia, phát triển sự nghiệp hàng phải, xây dựng nước mạnh về hàng hải là nhiệm vụ lịch sự quan trọng và gian nan đặt ra cho Trung Quốc trong thế kỷ 21.
|