Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-11 15:04:48    
Tần Tấn chi hảo

cri

Nghe Online

CRI : Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả truyện – Hi Công năm 23".

Thời Xuân Thu, nhằm tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với nước Tần, Tấn Hiến Công đã đem con gái của mình gả cho Tần Mục Công. Về sau, Tấn Hiến Công khi tuổi về già rất ân sủng hoàng phi Li Cơ, bức chết thái tử Thân Sinh. Li Cơ lại còn muốn bức hại hai vị công tử là Di Ngô và Trọng Nhĩ, khiến hai người đành phải trốn khỏi nước Tấn. Sau khi Tấn Hiến Công qua đời, con trai của Li Cơ lên làm vua, nhưng ít lâu sau bị hai vị đại phu trung thành với công tử Di Ngô giết chết. Họ còn cử người đi đón công tử Di Ngô đang sống lưu vong ở nước Lương về làm vua.

Công tử Di Ngô được Tần Mục Công cử quân hộ tống trở về nước Tấn. Mấy năm sau, nước Tấn xảy ra nạn đói phải cầu cứu với nước Tần, được Tần Mục Công giúp cho khá nhiều lương thực. Nhưng mặc dù nước Tấn nhiều lần nuốt lời hứa và nói nước Tần những lời dị nghị, Tần Mục Công vẫn rất khoan dung lộ lượng , giữ mối bang giao với nước Tấn.

Bấy giờ, công tử Trọng Nhĩ đang sống lưu vong tại các nước chư hầu, cuối cùng lưu lạc đến nước Tần. Tần Mục Công rất mến mộ và gả công chúa Hoài Doanh cho chàng. Công chúa Hoài Doanh thấy Trọng Nhĩ rất coi thường mình liền nói: Hai nước Tần Tấn địa vị ngang nhau, tại sao chàng lại khinh rẻ tôi ?". Trọng Nhĩ biết mình đã sai, bèn lập tức xin lỗi nàng.

Về sau, Tần Mục Công cử người hộ tống Trọng Nhĩ về nước. Cuối cùng Trọng Nhĩ trở thành vua nước Tấn, rồi cũng cho con trai mình lấy con gái vua nước Tần làm vợ. Hai cha con đều thông gia với nước Tần.

Câu thành ngữ này vốn nói về hai nước thông gia hữu hảo. Nhưng ngày nay người ta vẫn thường dùng nó để chỉ về hôn nhân nam nữ.