Theo Tân hoa xã: Trong quá trình chấn hưng cơ sở công nghiệp vũ ở vùng đông bắc Trung Quốc, một số doanh nghiệp như Đại Thành, Hạo Nguyệt, Hà Phong Mục...đã trở thành những doanh nghiệp chế biến lớn nhất ở vùng đông bắc thậm chí là châu Á. Trong đó chiếm một nửa khối lượng xuất khẩu thịt bỏ của Trung Quốc, trên 90 o/o thịt bò của hãng Mắc-đô-nan là do Công ty Hạo Nguyệt cung cấp. Trong qui hoạch chấn hưng vùng đông bắc của ba tỉnh đông bắc gần đây ngành công nghiệp chế biên nông sản phẩm chiếm vị trí quan trọng trong phát triển của ba tỉnh.
Tổng Cục kiểm tra chất lượng nhà nước Trung Quốc và tỉnh Liêu Ninh gần đây đã ký bản ghi nhớ hợp tác, cam kết sẽ trọng điểm nâng đỡ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phẩm của Liên Ninh từ việc xây dựng tiêu chuẩn hóa nông nghiệp, đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận nông sản phẩm, thực phẩm...Tổng cục kiểm tra chất lượng còn sẽ ủng hộ tỉnh Liêu Ninh xây dựng Trung tâm kiểm dịch xuất nhập cảnh lớn nhất và chức năng kiện toàn nhất ở Trung Quốc, bảo đảm an toàn vệ sinh cho việc mở rộng xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm cũng như du nhập các loại giống nông nghiệp chất lượng cao.
Ông Vương Hy Văn, trợ lý Ủy ban phát triển và cải cách tỉnh Liên Ninh cho biết, theo tính toán giá trị công nghiệp chế biến hàng nông sản tỉnh Liên Ninh mỗi tăng thêm 1 o/o thì thu nhập bình quân của nông dân trong tỉnh sẽ tăng thêm vài chục đồng. Theo qui hoạch của tỉnh, đến năm 2010 sẽ trọng điểm xây dựng 5 khu công nghiệp nông nghiệp và hình thành 7 hệ thống chế biến hàng nông sản. Trong 5 năm tới hàng nông sản chiếm tỷ trọng trong GDP sẽ từ 30 o/o hiện nay tăng lên tới 55 o/o.
Được biết tỉnh Cát Lâm gần đây lại qui hoạch một số doanh nghiệp đầu tàu về nông nghiệp, trong đó dự án xây dựng cơ sở hoá chất từ ngô của Tập đoàn Đại Thành Trường Xuân là dự án trọng điểm trong thời gian kế hoạch năm năm lần thứ 11 của thành phố Trường Xuân. Dự án này có công suất chế biến 6 triệu tấn ngô/năm, sản xuất 3,2 triệu tấn cồn công nghiệp với tổng mức đầu tư 20 tỷ nhân dân tệc, dự kiến giá trị sản lượng đạt tới 50 tỷ nhân dân tệ/năm, thực hiện lợi nhuận 5 tỷ nhân dân tệ. Chủ nhiệm Ủy ban phát triển và cải cách tỉnh Cát Lâm Tào Đại Vệ nói, tiếp sau ô-tô và hoá chất, ngành chế biến nông sản phẩm đã trở thành ngành trụ cột thứ 3 của tỉnh Cát Lâm, đầu năm nay đã hình thành thế kiềng ba chân.
Hắc Long Giang là cơ sở sản xuất lương thực hàng hoá và cơ sở hậu bị chiến lược lương thực lớn nhất của Trung Quốc. Trưởng ban chính sách chấn hưng tỉnh Hắc Long Giang Ngải Kỳ cho biết, hiện nay chính quyền địa phương đang phấn đấu đưa cơ sở hậu bị chiến lược lương thực của tỉnh Hắc Long Giang vào trong qui hoạch trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của nhà nước để mở rộng nghiên cứu khoa học nông nghiệp và đầu tư phổ biến, đẩy mạnh chuyển hóa các thành quả khoa học-công nghệ, mở rộng hơn nữa vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế.
|