Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-07 17:17:19    
Vì sao Pa-ri "biến" thành Luân Đôn?

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: Nhận thức của Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế đối với thành phố xin đăng cai thế vận hội không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp. Sự hiểu biết của họ đối với thành phố ứng cử trên cơ bản chỉ có hai cách—bản báo cáo đánh giá và sự thuyết trình xin đăng cai thế vận hội.

Trái với thường thức là, cho dù trong trường hợp Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế bỏ phiếu xem như nghiêm ngặt, đóng vai trò then chốt thường không phải ở tài liệu trên văn bản, mà quyết định bởi sự giao lưu ngôn ngữ và hình thức biểu hiện trực quan hơn. So với bản báo cáo rườm rà, sự thuyết trình có lời nói rõ ràng mạnh lạc, để lại ấn tượng sâu hơn cho các Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế.

Bản đánh giá của Uỷ ban Ô-lim-pích chấp nhận Pa-ri nhiều hơn, nhưng những người lắng nghe thuyết trình đều thừa nhận, nếu không xem bản báo cáo đánh giá, Luân Đôn hiển nhiên có sức thuyết phục hơn so với Pa-ri. Công chúa An-ni, Thị trưởng Luân Đôn, Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tịch Anh cùng vận động viên đều thuyết trình từ các góc độ khác nhau, lời nói rõ ràng mạnh lạc hơn so với sự thuyết trình trực tiếp dàn trải của Pa-ri. Đây chắc chắn là điều có sức truyền cảm hơn đối với các Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích đã phải lắng nghe thuyết trình trong một ngày dài đằng đẵng.

Khi nói đến nguyên nhân Luân Đôn đánh bại Pa-ri, ông Hây-bớc, Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế, Chủ tịch Uỷ ban khai thác thị trường Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế nói, rất nhiều Uỷ viên bị sự thuyết trình của Luân Đôn đánh động, là "Dùng tấm lòng chứ không phải đầu óc" để bỏ phiếu. Cảm tình chiến thắng lý trí, đây quyết không phải tin giật gân.

Ngoài ra, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế quy định không vận động bầu cử, trước khi bỏ phiếu cũng nghiêm khắc hạn chế các hoạt động tuyên truyền quan hệ công cộng. Song, điều này không có nghĩa là các đoàn đại biểu không được làm "Động tác tự chọn", triển khai hoạt động "Ngoại giao" dưới tiền đề tuân theo quy định là tồn tại khách quan. Nhất là trong lúc thực lực hai bên không kém nhau bao nhiêu, then chốt là thuyết phục được thế lực trung gian, "Động tác tự chọn" sẽ trở nên rất quan trọng.

Chắc hẳn Luân Đôn đã có sự nỗ lực bền bỉ trên điểm này. Pa-ri có thể tự cho mình dẫn trước nên đã thản nhiên bỏ mặc. Uỷ viên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế Hà Chấn Lương cho biết, trước khi bỏ phiếu đã có tin nói, phiếu bầu của thành phố bị loại ở mấy vòng trước, đã có không ít phiếu đổ dồn cho Luân Đôn.

Nhìn chung, chỉ xét về phần cứng, theo bản báo cáo đánh giá của Uỷ ban ô-lim-pích quốc tế, công nhận Pa-ri mạnh hơn Luân Đôn. Nhưng xin đăng cai thế vận hội không chỉ quyết định thắng thua bằng chỉ tiêu phần cứng, đây cũng là nhận thức chung, Có lúc, thắng lợi do rất nhiều chi tiết tạo nên, công chúa An-ni, người thuyết trình của Luân Đôn là Uỷ viên thâm niên của Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế, với sức ảnh hưởng của bà, khi đối mặt với đồng sự và bạn bè của mình, nhất định có ưu thế hơn hẳn so với thị trưởng Pa-ri .