Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-07 15:10:30    
Tâm trạng lệch lạc trong ngoại giao Nhật

cri

Gần đây ngoại giao Nhật xuất hiện hiện tượng kỳ lạ. Một mặt, Nhật tích cực đòi trở thành nước lớn chính trị, phát huy vai trò càng lớn trong công việc quốc tế, muốn trở thành nước thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc; Mặt khác, lại luôn có hành động không chịu trách nhiệm, lẩn tránh vấn đề lịch sử, làm nhạt, thậm chí tô đẹp hành vi xâm lược, không ngừng gây tranh chấp trên vấn đề lãnh thổ.

Vậy chính phủ Nhật muốn làm gì về mặt ngoại giao? Muốn làm nước thường trực Hội đồng bảo an chămg? Vậy thì, Nhật trước hết phải thể hiện hình tượng đối ngoại là nước có tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò mang tính xây dựng, mới có thể chiếm được sự thông cảm và ủng hộ của cộng đồng Quốc Tế , đặc biệt là các nước láng giềng. Muốn đi con đường cũ chủ nghĩa nước quân phiệt chăng? Các nước và nhân dân khu vực châu Á Thái Bình dương không cho phép, tất cả các lực lượng chính nghĩa chủ trương hoà bình, phản đối chiến tranh trên thế giới đều không cho phép, nhân dân Nhật từng bị tai hại nặng hề của chủ nghĩa quân phiệt cũng không cho phép.

Thế nhưng, nghĩ kỹ, mọi người sẽ phát hiện, trong nước Nhật xuất hiện hiện tượng kỳ lạ như vậy là có tính tất yếu của nó. Xét từ góc độ kinh tế, khoa học kỹ thuật, Nhật có thể nói là một nước lớn, ý đồ muốn trở thành nước lớn chính trị đã có từ lâu. Song muốn làm nước lớn chính trị, thì phải lấy tư thế nước lớn chính trị ra. Nhật chưa điều chỉnh trạng thái của mình: ăn năn một cách chân thành khi nhìn lại quãng lịch sử trước đây, nhìn nhận sự phát triển của các nước láng giềng một cách thiện chí và độ lượng, đi lại với nước khác với tâm lý bình đẳng cùng có lợi. Sau khi xảy ra nạn sóng thần Thái Bình Dương, cộng đồng quốc tế đều giang rộng cánh tay đồng tình, Nhật cũng đã viện trợ khảng khái, song chẳng mấy nước nhận tấm lòng này của Nhật, thậm chí có một nước còn không khai từ chối nhận viện trợ của Nhật. Nguyên nhân rất đơn giản, sự viện trợ của Nhật là ở tâm trạng đài các từ trên cao nhìn xuống.

Việc Nhật muốn làm nước Thường trực hội đồng Bảo an, có thể thông cảm. Song Nhật phải đưa ra chút hành động, để các nước khác nhận ra rằng Nhật đang có sự chuyển biến tốt, có đủ tư cách được "đề bạt". Nếu lúc này Nhật không có "sự biểu hiện tốt", thì ai sẽ kỳ vọng rằng Nhật sau khi trở thành nước thường trực hội đồng Bảo an có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một nước hội đồng bảo an?

Đối với ngoại giao năm nay của Nhật, có thể trở thành nước thường trực Hội đồng bào an hay không, có thể là một việc lớn hàng đầu, song đối với nhân dân các nước châu Á Thái bình dương từng bị Nhật xâm lược mà nói, Nhật có thể trở thành một quốc gia đi con đường hòa bình, lấy nước láng giềng làm thiện, đối xử bình đẳng, từ bỏ hình tượng bố thí, đây mới là điều quan trọng.