Vừa qua, chánh văn phòng bộ y tế và lao động Nhật Mô-đi-ô-ca tuyên bố, việc xét xử của Tòa án quân sự quốc tế Viễn Đông, 'còn gọi là xét xử Tô-ki-ô' là xét xử đơn phương. Đây là lý sự ngang ngược, ngang nhiên phủ nhận kết quả xét xử của toà án quân sự Viễn Đông, giải thoát trách nhiệm tội lỗi cho tội phạm loại A của Nhật trong đại chiến thế giới thứ hai. Mục đích của họ là động viên người lãnh đạo Nhật tiếp tục đi viếng đền Ya-cu-xu-ni.
Cái gọi là "xét xử đơn phương" hoặc "xét xử của nước chiến thắng" là một trong những lời nói hoang đường của thế lực cánh Hữu Nhật phủ nhận kết quả xét xử của toà án Tô-ki-ô. Họ nói, xét xử của tòa án Tô-ki-ô là xét xử của nước chiến thắng đối với nước chiến bại, không có sự tham gia của nước trung lập, "cho nên không hợp pháp".
Việc nêu ra vấn đề này, không những đề cập tới sự đánh giá đối với tòa án Tô-ki-ô, mà cũng đề cập trực tiếp tới sự đánh giá của toà án Nurnberg, Nhật cần phải tuân thủ nghĩa vụ quy định trong quá trình hình thành của luật Quốc tế. Nước Đức và nước Nhật phát xít là hai cội nguồn của cuộc đại chiến thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh tàn bạo vô nhân đạo của họ đã ngang nhiên xâm lược gần 40 nước trên thế giới. Bởi vậy mà hồi đó có trên 70 % quốc gia có chủ quyền trên thế giới đã vùng dậy phản đối chiến tranh. Và cũng chính những quốc gia này, dưới sự khởi xướng của bốn nước Trung Quốc, Anh, Mỹ và Liên Xô, đã họp hội nghị tại San Francisco vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, đã thông qua "Hiến chương Liên hiệp quốc" vào ngày 25 tháng 6 cùng năm. Trong lời tựa của "Hiến chương Liên hiệp quốc" đã quy định rõ ràng : "Muốn thế hệ sau tránh lại bị tai họa chiến trành mà loài người thời nay từng hai lần phải trải qua mộc cách khổ đau", các nước phải "Tôn trọng nghĩa vụ hiệp ước và quá trình hình hành điều khoản của luật Quốc tế ...". Ngày nay, một số chính khách Nhật hầu như đều lãng quên cả thường thức quốc tế cơ bản nhất trên đây.
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, việc các nước trên thế giới tiến hành xét xử Quốc tế đối với tội các tày trời của bọn tội phạm xâm lược không những là cuộc xét xử của nước chiến thắng đối với nước chiến bại đầu hàng, càng là cuộc xét xử của chính nghĩa Quốc Tế đối với tội ác xâm lược. Tòa án quân sự Quốc tế Viễn Đông tuy có 11 vị quan tòa hợp thành, song tòa án này đại diện cho lập trường của nước bị hại, đại diện cho sự xét xử của nhân dân toàn thế giới ngoài nước đồng minh. Trong hiến pháp toà án đã quy định nguyên tắc và trình tự pháp luật đối với xét xử công bằng. Toà án đã thụ lý hơn 4300 bằng chứng, lần lượt có 419 nhân chứng ra toà làm chứng, có 779 bằng chứng ghi thành văn bản. Qua nghiêm chỉnh xét xử trong suốt hơn 2 năm và 818 lần mở phiên tòa, toà án đã đưa ra lý do xử tội một cách tường tận, rồi mới đưa ra phán quyết cuối cùng. Văn bản phán quyết dày những 1213 trang. Không có mối nghi ngờ gì đối với tính chính nghĩa, tính hợp pháp và tính thẩm quyền của sự phán quyết này.
|