Dân tộc Khương có 198 nghìn 252 dân, chủ yếu tập trung cư trú ở huyện Mậu Vấn thuộc châu tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương A Bá tỉnh Tứ Xuyên.
Dân tộc Khương là một dân tộc có lịch sử lâu dài, hơn 3000 năm trước, trong chữ khắc trên mai rùa và xương thú đời nhà Thương đã có bài ghi chép về dân tộc Khương. Họ chủ yếu sống ở rìa phía đông cao nguyên Thanh Tạng. Ở đó núi cao thung lũng sâu, rừng cây um tùm, nước sông chảy xiết, sản vật dồi dào, tài nguyên phong phú, có nhiều thứ thuốc quý. Đây cũng là nơi sinh sống của gấu mèo và khỉ lông vàng quý báu.
Dân tộc Khương chủ yếu làm nghề cày cấy, cũng làm nghề chăn nuôi, săn bắn và những nghề phụ khác.
Dân tộc Khương có tiếng nói, không có chữ viết. Nhiều đồng bào biết tiếng Hán, sử dụng chữ Hán trong thời gian lâu dài. Dân tộc Đảng Hạng—tổ tiên dân tộc Khương từng sáng tạo và sử dụng chữ viết Tây Hạ. Cho đến đầu thế kỷ 20, văn hiến viết bằng chữ Tây Hạ bảo tồn đến nay mới được số ít học giả đọc hiểu.
Tay nghề kiến trúc điêu luyện:
Tháp canh, nhà xây bằng đá, cầu xích, sạn đạo và công trình đập nước là kiến trúc nổi tiếng nhất của dân tộc Khương.
Tháp canh phần lớn xây ở bên cạnh nhà ở trong làng, cao từ 10-30 mét, dùng để phòng chống kẻ địch và cất giữ lương thực và củi đuốc. Tháp canh có mấy hình thức 4 cạnh, 6 cạnh và 8 cạnh. Có tháp canh cao 13-14 tầng. Vật liệu xây dựng là đá và đất sét vàng. Móng tường sâu 1,35 mét, xây bằng đá. Kiến trúc vững chắc, trải qua thời gian lâu vẫn không sụp đổ. Năm 1988, "Lô cốt Vĩnh Bình"—di chỉ lô cốt cổ nhà Minh được phát hiện ở thôn Thủy An xã dân tộc Khương huyện Bắc Xuyên Tỉnh Tứ Xuyên, lô cốt Vĩnh Bình trải qua mấy trăm năm vẫn bảo tồn hoàn hảo.
Nhà dân tộc Khương xây bằng đá, nóc nhà bằng phẳng, hình vuông, đa số có 3 tầng, mỗi tầng cao 3 mét. Sân thượng là nơi để tuốt lúa, phơi lúa, khâu vá và trẻ em người già vui chơi giải trí.
Khu vực dân tộc Khương núi cao sông sâu, để tiện lợi giao thông, hơn 1400 năm trước, tổ tiên dân tộc Khương đã xây dựng cầu xích.
Sạn đạo chia làm hai loại xây bằng gỗ và xây bằng đá. Sạn đạo gỗ xây ở rừng sâu, rải thân gỗ làm đường, thêm đất sét và đá. Sạn đạo đá xây ở vực thẳm, khoan lỗ trên đá, cài thân gỗ làm cầu.
Vào mùa rỗi việc đồng áng, thợ đá dân gian dân tộc Khương thường ra ngoài làm việc. Cho đến nay, công trình đập Đô Giang ở huyện Quán tỉnh Tứ Xuyên nổi tiếng khắp thế giới đã có hơn 2000 năm lịch sử, vẫn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, trong đó ngưng kết lao động và trí tuệ của người dân tộc Khương cổ đại.
Phong tục cổ xưa tốt đẹp:
Lịch sử lâu đời và môi trường cuộc sống bế tắc trường kỳ khiến dân tộc Khương bảo tồn không ít phong tục cổ xưa tốt đẹp trong văn hóa tinh thần. Thi ca cổ đại và thần thoại cổ đại là hai hình thức văn học sản sinh sớm nhất cổ đại Trung Quốc. Cho đến bây giờ, hai hình thức văn học này vẫn có ảnh hưởng to lớn trong dân gian dân tộc Khương, và còn có không ít tác phẩm ưu tú. Dù nam, nữ, già, trẻ, phần lớn đồng bào dân tộc Khương đều biết hát dân ca. Xét từ nội dung, có bài hát buồn, sơn ca, tình ca, bài hát chúc rượu, bài hát vui mừng và bài hát lễ tang v.v. "Khai thiên lập địa", "Sự hình thành của thung lũng và đập nước", "Tạo con người", "Đu-an-chu và Mu-giê-chu" là thần thoại nổi tiếng của dân tộc Khương, trong đó 8 câu chuyện như chị em lấy nhau, bắn 8 mặt trời v.v., phản ánh cuộc sống dân tộc Khương trong xã hội nguyên thủy.
Sáo là nhạc cụ nổi tiếng nhất của dân tộc Khương. Ống sáo dài 17 cen-ti-mét, đường kính 1 cen-ti-mét, một lưỡi gà, hai ống, dựng lên mà thổi, chủ yếu dùng trong trường hợp độc tấu. Sáo dân tộc Khương có âm sắc sang sảng, êm dịu, du dương uyển chuyển, người chăn nuôi thường thổi ở núi để tự giải trí.
Điệu múa dân gian chủ yếu là điệu múa bếp dân tộc Khương và điệu múa áo giáp. "Điệu múa áo giáp" là điệu múa phong tục tế lễ truyền thông có lịch sử lâu đời, trước kia chủ yếu nhảy trong lễ tang tướng quân và chiến sĩ lập công. Hàng chục người múa mặc áo giáp may bằng da bò, đội mũ da cài lông gà rừng và rơm, treo chuông đồng trên vai, cầm vũ khí ( phần lớn là dao dài ) trong tay, xếp hàng mặt đối mặt mà múa, miệng hô vang rung động trời đất, hết sức oai hùng. Điệu múa này thể hiện đầy đủ tinh thần dân tộc dũng cảm bất khuất, phóng khoáng độ lượng, tái hiện sinh động phong tục cổ đại phóng khoáng chất phác.
|