Hiện nay xuất khẩu lao động đã trở thành ngành chủ đạo kinh tế của không ít khu vực, cũng là một con đường hữu hiệu cho nông dân các khu vực nghèo khó thoát nghèo và đi lên khá giả. Thế nhưng trong quá trình xuất khẩu lao động hiện tượng coi nhẹ đào tạo coi trọng xuất khẩu khá phổ biến, cần được nhanh chóng thay đổi.
Theo điều tra của Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội TQ: Tq có khoảng 500 triệu lao động nông thôn, theo tài nguyên đất đai và năng xuất nông nghiệp hiện nay thì ngành trồng trọt tối đa chỉ bố trí cho 200 triệu lao động, ngoài 150 triệu người chuyển dịch sang các xí nghiệp hương trấn và các công việc khác, hiện nay còn có khaỏng 150 triệu lao động dư dôi ở nông thôn. Thế nhưng số người được trải qua đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 10%.
Trong thị trường lao động thiếu hút các công nhân có tay nghề cao. Phần lớn các cương vị việc làm đều đòi hỏi người lao động có sở trưởng và có kỹ năng chuyên ngành nhất định, trong khi đó trình độ văn hoá, kỹ năng sản xuất của không ít lao động nông dân không thể đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và sản xuất của các doanh nghiệp.
Người phụ trách Bộ Xây dựng TQ cho biết trong số lao động nông dân làm việc trong ngành xây dựng số người có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm không đầy 10%, tuyệt đại đa số là chưa qua đào tạo nghề, tố chất văn hoá và trình độ kỹ năng phổ biến đều thấp. Lao động nông dân phần lớn tập trung làm những việc nặng nhọc đòi hỏi thể lực, họ thiếy kỹ năng lao động và ý thức an toàn sản xuất, rất dễ gây nên vấn đề chất lượng công trình và sự cố an toàn sản xuất.
1 2
|