Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-28 17:51:53    
Cuộc đối thoại "nam bắc" của giới mỹ thuật tại Vân Nam

Xin Hua

Ngày 22, các nhà mỹ thuật đến từ miền bắc Trung Quốc đã có "cuộc đối thoại nam bắc" đầy ấn tượng với các hoạ sĩ Vân Nam. Ông Vu Chí Học, chủ tịch Hiệp hội mỹ thuật tỉnh Hắc Long Giang đã sáng tác một bức tranh về thiếu nữ dân tộc thiểu số với tựa đề "Bóng dáng yêu kiều in dưới rừng chuối phương nam". Ông cho rằng mỹ thuật cần phải thể hiện đầy đủ bản chất địa mạo và bản chất nhân văn, "đề tài quan trọng nhất trong hội họa của vùng đông bắc là thế giới băng tuyết và người Quan đông, chúng ta phấn đấu thể hiện một phong cách hào phóng. Nhưng Vân Nam lại hoàn toàn trái ngược, trong con mắt của một người từ nơi khác đến mà nói ấn tượng Vân Nam là đa sắc màu, thơ mộng, dịu hiền và linh động đa biến".

Giới mỹ thuật Vân Nam từ cuộc kháng chiến đến nay đã xuất hiện một số hoa sĩ dân tộc thiểu số và tác phẩm ưu tú như Chu Lâm, nhà quốc hoạ nổi tiếng Viên Hiểu Sầm...Từ thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay tranh màu hiện đại và tranh Trung Quốc truyền thống do bút pháp hoàn toàn trái ngược nhau đã gây lên sự quan tâm trong và ngoài nước, trở thành một ngôi sao lấp lánh trong làng tranh Trung Quốc. Tranh khắc ván của Vân Nam cũng là một tiêu biểu, với tranh khắc ván tuyệt bản đậm đà bản sắc địa phương và tính dân tộc đã trở thành một trong 4 trường phái tranh khắc ván ở Trung Quốc.

Điều khiến giới mỹ thuật khâm phục là các loại hình mỹ thuật nơi đây đều có trình độ khá cao trong cả nước. Nhà họa sĩ đã quá cố của Vân Nam Vương Tấn Nguyên được giới mỹ thuật vô cùng thương nhớ. Những bức tranh với cảnh chim, hoa, rừng nhiệt đới đậm đà tinh thần truyền thống tranh Trung Quốc của ông với hình tượng mang đậm tính khu vực và bản sắc, màu sắc sặc sỡ đã khiến ý tranh được thể hiện trên ngòi bút. Nhà mỹ thuật cấp một Viện nghiên cứu tranh Trung Quốc Lý Bảo Lâm nói "Trở lại với truyền thống là một quan niệm quan trọng trong phát triển tranh Trung Quốc những năm gần đây".


1  2