Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-27 16:46:18    
Đồng bào dân tộc Va với trống gỗ

cri

Dân tộc Va sống ở vùng núi cao ở biên giới miền tây nam Trung Quốc, là một dân tộc dũng mãnh. Trong tín ngưỡng của họ, trống gỗ chiếm vị trí rất quan trọng, là tô tem tượng trưng tổ tiên.

Dân tộc Va từ lâu đã cư trú ở vùng núi sâu thẳm ở biên giới giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và My-an-ma, có dân số hơn 300 nghìn. Đàn ông dân tộc Va phần lớn có tóc xoăn, đàn bà thích để tóc dài, đội vòng bạc trên đầu. Đồng bào dân tộc Va có nước da găm đen, thân thể tráng kiện. Dân tộc Va tin theo tôn giáo nguyên thủy vạn vật linh thiêng, cho rằng vạn vật đều có linh hồn, và trên trần gian có thần linh. Để được các thần linh này quan tâm tới, phù hộ mình được sống cuộc sống hạnh phúc, đồng bào dân tộc Va thường tổ chức một số hoạt động cúng tế, để tỏ lòng kính trọng đối với thần linh. Trong hoạt động cúng tế, trống gỗ là một khí cụ không thể thiếu được.

Trong bản làng dân tộc Va ở tỉnh Vân Nam, mỗi làng đều có một đình nhỏ xây bằng cột gỗ, tre và tranh. Đình này gọi là đình trống gỗ, là nơi đồng bào dân tộc Va dùng để thờ cúng trống gỗ, cũng là kiến trúc tiêu biểu của bản làng dân tộc Va. Nói chung, trong đình trống gỗ có một chiếc trống gỗ đực, một chiếc trống gỗ cái. Trống đực nhỏ hơn, có vẻ thon thon, trống cái thì lớn hơn, thân trống rất to. Đây là vì dân tộc Va là một dân tộc sùng bái người mẹ, họ cho rằng trống gỗ tượng trưng cho mẹ. Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở bản làng thường xẩy ra thiên tai nhân họa, mọi người muốn chế tạo một thứ có thể xua đuổi điều hung dữ, tránh khỏi điều gian ác, để phù hộ cả làng bình yên. Nhưng trống gỗ đánh không ra tiếng. Lúc đó, một bà già đi qua, bà nói, muốn trống gỗ phát ra tiếng, thì phải làm trống gỗ có hình dáng như đàn bà. Các thợ nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng hiểu rõ ý lời nói của bà già, họ khoét trống gỗ thành hình dáng như cơ quan sinh dục của nữ giới. Quả nhiên, trống gỗ khi gõ phát ra tiếng vui tai, và khiến mọi người chấn phấn.

Khi đồng bào dân tộc Va gõ trống gỗ, thường phát ra hai thứ tiếng khác nhau, một loại âm sắc trong trẻo, loại khác âm sắc trầm hùng. Khi tiếng trống đệm trong trẻo và trầm hùng dồn dập vang lên, đồng bào dân tộc Va bắt đầu hát lên bài sơn ca trong trẻo, nhảy điệu múa khoa trương, thoả thích bày tỏ tình cảm của mình. Anh chàng dân tộc Va Xê-nô cho biết:

"Trống gỗ là nhạc cụ dân tộc thiêng liêng nhất của dân tộc Va chúng tôi, trống gỗ có hai loại tiếng khác nhau, tiếng trầm hùng tượng trưng cho đàn ông ở quê chúng tôi dũng cảm, lương thiện, tiếng trong trẻo tượng trưng cho đàn bà hát hay múa giỏi."

Trống gỗ chiếm vị trí rất quan trọng trong làng dân tộc Va, cho nên chế tạo trống gỗ cũng trở thành một việc quan trọng nhất, sôi nổi nhất trong cả làng. Hàng năm, khi chế tạo trống gỗ mới, đồng bào dân tộc Va trước tiên đến rừng tìm kiếm cây có gỗ cứng nhất và chịu được nhịp đập lâu nhất để làm thân trống. Sau khi chọn được cây, dưới sự chỉ dẫn của phù thủy, bà con cả làng đi chặt cây, chặt hết cành lá, rồi vừa hát vừa múa kéo thân cây về làng, và bắt đầu chế tạo trống gỗ.

Chế tạo trống gỗ là một việc thiêng liêng, chú trọng kỹ thuật chuyên môn. Chị Âu-khoai, cô gái dân tộc Va đã giới thiệu tình hình chế tạo trống gỗ với phóng viên đài chúng tôi. Chi nói:

"Khoét gỗ làm trống cần kỹ thuật chuyên môn. Do khoét gỗ cần ánh sáng với góc độ nhất định, cho nên suốt ngày chỉ có mấy tiếng đồng hồ có thể làm, một chiếc trống gỗ cần 4-5 người làm mấy tuần mới có thể làm xong."

Theo đồng bào dân tộc Va, trống gỗ là khí cụ thiêng liêng liên hệ với thần linh, là công cụ nói chuyện với thần linh, có địa vị cao nhất. Đồng bào dân tộc Va cho rằng, thần linh không hiểu tiếng nói của loài người, nhưng có thể nghe hiểu tiếng trống gỗ. Cho nên đồng bào dân tộc Va thông qua phương thức gõ trống gỗ để giao lưu với thần linh, bày tỏ nguyện vọng xua đuổi điều hung dữ, tránh khỏi điều gian ác, phù hộ cả làng bình yên. Trong quá trình giao lưu với thần linh, đồng bào dân tộc Va dần dần hình thành ngôn ngữ trống đặc biệt.

Chị Tạ Linh làm công tác văn hóa dân tộc, lâu ngày sống cùng với đồng bào dân tộc Va, nghiên cứu sâu sắc về văn hoá dân tộc Va. Chị nói:

"Trống gỗ trở thành nhạc cụ gắn bó với mọi người dân tộc Va. Đằng sau trống gỗ ẩn náu tín ngưỡng sùng bái người mẹ, tôn trọng nữ giới, tôn trọng người già của dân tộc Va. Có trống gỗ, làng mới có sức sống bừng bừng, mới có linh hồn."

Trống gỗ là khí cụ thiêng liêng nhất của dân tộc Va, trước kia chỉ khi nào gặp phải tai nạn, hoặc gặp phải việc khẩn cấp, đồng bào mới gõ trống. Hiện nay, trống gỗ đã trở thành nhạc cụ không thể thiếu được trong điệu múa dân tộc Va. Như trống gỗ, đa số điệu múa dân tộc Va đều bắt nguồn từ hoạt động cúng tế, nhưng hiện nay màu sắc hoạt động cúng tế tôn giáo đã dần dần phai mờ, đã trở thành điệu muá quần chúng mang tính giải trí và biểu diễn.

Mỗi khi nghe thấy tiếng trống, đồng bào dân tộc Va bắt đầu múa, đàn ông dũng mãnh, đàn bà nhiệt tình phóng khoáng. Điều thu hút mọi người nhất là, mái tóc dài đen nhánh của cô gái dân tộc Va. Họ để mái tóc đen sau lưng, dùng cái cặp tóc bạc cặp lại, để lộ con mắt to, lông mày dài, từ người họ toát lên vẻ thanh xuân phóng khoáng, tự nhiên hấp dẫn.

Điệu múa vảy tóc là điệu múa độc nhất vô nhị của dân tộc Va. Khi nhảy điệu múa vảy tóc, cô gái tung mái tóc dài đen nhánh lên phía trên, giống như đám sợi lụa màu đen bay trên bầu trời. Điệu múa tự nhiên, mạnh mẽ của cô gái đã thể hiện đầy đủ tính cách phóng khoáng, cởi mở của họ.