Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-24 10:33:45    
Kỷ niệm nhà hàng hải vĩ đại TQ Trịnh Hòa lần đầu tiên đi Tây Dương tròn 600 năm

cri

Nghe Online

Năm nay kỷ niệm nhà hàng hải vĩ đại TQ Trịnh Hòa lần đầu tiên đi Tây Dương tròn 600 năm. Từ năm 1405 đến năm 1433, ông Trịnh Hoà, tự Tam Bảo, 7 lần đi Tây Dương, truyền bá tình hữu nghị, thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nước.Trong tiết mục Vườn văn hóa hôm nay, xin giới thiệu với các bạn vấn đề Trịnh Hòa đi Tây Dương ảnh hưởng to lớn văn hóa tới các nước Đông Nam Á như thế nào.

Mấy năm nay, giáo sư trường đại học Bắc Kinh Khổng Viễn Chí lần lượt đi thăm nhiều nước Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Sinh-ga-po và Phi-líp-pin, khảo sát các đền miếu và thu tập truyền thuyết địa phương về ông Trịnh Hòa. Giáo sư Khổng Viễn Chí cho biết, hiện nay, tại các nước Đông Nam Á, có 14 đền miếu Trịnh Hòa nổi tiếng và mấy chục truyền thuyết liên quan. Ngoài ra, những chỗ liên quan tới ông Trịnh Hòa có hang động Tam Bảo, giếng Tam Bảo và sông Tam Bảo tại In-đô-nê-xi-a, "dấu chân ông Trịnh Hòa" tại đảo Bang-ca; núi Tam Bảo và đường tướng Trịnh Hòa tại Ma-lắc-ca Ma-lai-xi-a; tháp Trịnh Hòa và cảng Tam Bảo tại Thái Lan; cầu Trịnh Hòa tại Si-ri-lan-ca v.v...

" Thần tượng hóa nhân vật anh hùng là một thể hiện nổi bật trong tín ngưỡng truyền thống của người Hoa." Giáo sư Khổng Viễn Chí nêu rõ, "trong các truyền thuyết nói về ảnh hưởng của ông Trịnh Hòa tại hải ngoại đều nhấn mạnh, thậm chí khuyếch đại vai trò cá nhân của ông Trịnh Hòa. Trên thực tế, nó phản ánh sự thật đội thuyền của ông Trịnh Hòa, nhất là dân di cư TQ đã truyền bá văn hóa tiên tiến của TQ lúc bấy giờ sang các nước Nam dương từ mấy trăm năm trước."

Bắt đầu từ ông Trịnh Hòa đi Tây Dương, tuyến đường hàng hải giữa TQ và các nước Nam Dương cũng như Trung Á thậm chí Đông Phi đã được khai thông, và dẫn đến nhiều đợt quy mô lớn di dân hải ngoại. Những Hoa kiều và người Hoa thời kỳ này chung sống hòa mục với nhân dân bản địa, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy kinh tế và văn hóa bản địa phát triển mạnh mẽ. Xét về những đóng góp vĩ đại của ông Trịnh Hòa, người ta coi ông là thần, điều này là phù hợp nguyên lý bình thường của nhân chủng học.

Đến nay, nhiều nơi ở Đông Nam Á vẫn còn lưu truyền truyền thuyết về ông Trịnh Hòa. Trải qua 600 năm lịch sử biến đổi và trầm tích văn hóa, tại TQ và khu vực Đông Nam Á mà trước đây ông Trịnh Hòa đã đi qua, đã hình thành hai ông Trịnh Hòa: một là ông Trịnh Hòa có ý nghĩa lịch sử TQ, một là ông Trịnh Hòa mang tính văn hóa tồn tại trong ký ức lịch sử Đông Nam Á.

Phó giáo sư trường đại học Hạ Môn Tăng Linh nói, ông Trịnh Hòa trong con mắt Đông Nam Á, tuy là Trịnh Hoà nhà Minh TQ, nhưng là một "Trịnh Hòa văn hóa" được giải thích bằng văn hiến, nghi thức tôn giáo, thần thoại truyền thuyết và phong tục dân gian địa phương, bao gồm người Hoa, người Ma-lai-xi-a, người Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á khác.

Phó giáo sư Tăng Linh cho biết, tại khu vực Đông Nam Á, có nhiều tài liệu và truyền thuyết về ông Trịnh Hòa mà sử sách TQ không có ghi chép. Ngoài tiếng Trung ra, nhiều văn hiến viết bằng tiếng Ma-lai-xi-a, tiếng Anh, tiếng In-đô-nê-xi-a, tiếng Hà Lan. Ví dụ, < Biên niên Ma-lai>, trước tác nổi tiếng của nền văn học Ma-lai-xi-a năm 1615 đã ghi lại câu chuyện về ông Trịnh Hòa hộ tống công chúa Hán Lệ Bảo nhà Minh cùng 500 đoàn tuỳ tùng đến thành hôn với nhà vua Ma-lắc-ca Man-su-sa mà chưa từng thấy trong văn hiến TQ.

Cho đến nay, câu chuyện ca ngợi người Hoa và dân tộc Ma-lai-xi-a chung sống hòa bình vẫn luôn luôn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của nhà văn người Hoa và người Ma-lai-xi-a, và đưa lên sân khấu trình diễn. Năm 2004, tại nhà hát Hoàng Cung Cua-la-lăm-pơ long trọng trình diễn vở ca kịch nhằm chúc mừng Ma-lai-x-a và TQ thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 30 năm.

Tại Thái Lan, các đền miếu liên quan ông Trịnh Hòa mang đặc trưng phật giáo.Phủ Đại Thành cố đô Thái Lan có chùa Tam Bảo, tiếng Thái là chùa Pà-nan-chơ, lúc đầu là chùa phật giáo, hồi xuống Tây Dương lần thứ hai và lần thứ ba, ông Trịnh Hòa từng hai lần đi qua chỗ này. Để kỷ niệm ông Trịnh Hòa, trước năm 1617,địa phương đã đổi đền thành " chùa Tam Bảo", trở thành ngôi chùa thờ ông Trịnh Hòa bằng hình thức phật giáo và lấy tượng phật thay chân dung Trịnh Hòa.

"Rõ ràng, hiện tượng'sùng bái Trịnh Hòa' không phải hình thành từ TQ, Trịnh Hòa là thần thánh do các dân tộc Đông Nam Á bao gồm người Hoa cùng sáng tạo." Phó giáo sư Tăng Linh nói, Khu vực Đông Nam Á là con đường tất yếu Trịnh Hòa đi Tây Dương phải đi qua, trải qua hàng thế kỷ, việc các dân tộc địa phương yêu mến và tôn sùng Trịnh Hòa đã trở thành một đặc điểm văn hóa Đông Nam Á.

Việc Trịnh Hòa đi Tây Dương đã thể hiện ý nguyện của dân tộc Trung Hoa và văn hóa Trung Hoa là mong muốn hòa bình hữu nghị, hòa bình ngoại giao và chung sống hài hòa với các nước láng giềng. Những giá trị nhân văn này không những là di sản văn hóa quý báu do ông Trịnh Hòa để lại cho thế giới, mà còn có ý nghĩa hiện thực đối với việc tăng cường quan hệ hữu nghị hòa bình giữa TQ và các nước Đông Nam Á.