Dân tộc Mô-lao hiện có 159 nghìn 328 dân, chủ yếu phân bố ở vùng núi phía bắc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, trong đó có 90% cư trú ở huyện tự trị dân tộc Mô-lao La Thành.
Dân tộc Mô-lao lấy nông nghiệp làm chính, chủ yếu trồng lúa nước. Ngành đào mỏ than và hái lượm cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong sản xuất.
Tiếng dân tộc Mô-lao thuộc nhóm tiếng dân tộc Động và dân tộc Thủy nhánh tiếng dân tộc Choang và dân tộc Động Ngữ hệ Hán-Tạng, đa số đồng bào thạo tiếng Hán và tiếng dân tộc Choang. Dân tộc Mô-lao không có chữ viết, đồng bào thông dụng chữ Hán.
Quần chúng dân tộc Mô-lao trước kia chủ yếu tin theo Đạo giáo, cũng tin theo Phật giáo. Dân tộc Mô-lao có hoạt động lễ tết khá phong phú, ngoài tháng 10, tháng 11 ra, hầu nhữ mỗi tháng trong năm đều có lễ tết.
Đào đất làm bếp lò
Trong làng dân tộc Mô-lao núi xanh nước biếc, các ngôi nhà dân cư của dân tộc Mô-lao chỉnh tề được che lấp trong rừng tre.
Dân cư dân tộc Mô-lao phần lớn là nhà thấp với tường gạch và mái ngói. Dù xây trên mặt đất bằng phẳng hay là núi dốc, nền nhà đều được xây thành một đài cao 30-60 cen-ti-mét hơn mặt đất. Nền tường xây bằng gạch chịu lửa. Người ở tầng dưới, tầng trên là kho. Đặc điểm nổi bật nhất trong dân cư là dùng bếp lò trên mặt đất sưởi ấm và nấu cơm. Cho đến nay, bếp lò đặt trên mặt đất đã có hơn 400 năm lịch sử.
Bếp lò đặt trên mặt đất được xây sau cánh cửa nhà chính hoặc trong nhà bếp. Bếp lò trên mặt đất suốt ngày đỏ lửa, trong vò nước lúc nào cũng có nước nóng, và lúc nào cũng có thể bắc nồi nấu cơm, mùa đông bếp lò giống như thiết bị lò sưởi, khiến nhà chính ấm áp dễ chịu. Nhất là trong mùa ẩm ướt nhiều mưa, lương thực và quần áo để trong nhà đều không bị mốc. Cứ vào lễ tết, người nhà và người thân vây quanh bếp lò ăn dúng, rất tiện lợi. Vì khu vực dân tộc Mô-lao sản xuất than gầy, cho nên sử dùng bếp lò rất phổ biến.
Tổ chức lễ chúc mừng sinh nhật trâu
Phần lớn dân tộc cày cấy đều có thói quen truyền thống quý trọng trâu. Nhưng tập tục quý trọng trâu của dân tộc Mô-lao lại rất đặc biệt. Họ coi mồng 8 tháng 4 âm lịch là ngày sinh của trâu, ngày đó, mọi nhà đều quét dọn chuồng trâu, tắm cho trâu sạch sẽ, để trâu ăn thức ăn ngon, và để nó nghỉ ngơi. Ngày đó, đồng bào thịt gà thịt vịt chuẩn bị rượu để tế "Thần chuồng trâu". Họ ép lá cây phong lấy nước nấu cơm nếp đen để cúng tế tổ tiên. Sau khi tế lễ xong, họ để trâu ăn cơm nếp đen trước, rồi người mới ăn, như vậy để bày tỏ lòng kính trọng trâu.
Tập tục lễ cưới khó phân biệt cô dâu
Thanh niên nam nữ dân tộc Mô-lao từ lâu đã tự do yêu đương, ngoài quen nhau trong ngày lễ tết, mít tinh và phiên chợ ra, phương thức tìm hiểu nhau chủ yếu của họ là hát đối. Tháng 3 mùa xuân và tháng 8 mùa thu, thanh niên ăn mặc đẹp đẽ, nam nữ lũ lượt đến phiên chợ tìm bạn hát đối. Sau khi tìm được bạn ưng ý, họ hẹn nhau đến bãi cỏ ở dốc núi có phong cảnh đẹp bắt đầu hát đối, họ coi bài hát là mối, một người hỏi một người đáp, sau khi thấy hài lòng nhau, họ tặng nhau tín vật. Rồi nhờ người làm mối báo cho phụ huỳnh biết, để xác định ngày cưới.
Các nơi có phương thức đón cô dâu hơi khác nhau, phương thức thú vị nhất là "10 phù dâu tiễn cô dâu". Trước khi tổ chức lễ cưới 1 tháng, cô gái ngang vai trong làng tự nguyện tổ chức thành nhóm 10 phù dâu đến nhà cô dâu làm chị em, họ cùng ăn cùng ngủ, giúp cô dâu làm giày mới, may áo cưới, chuẩn bị quần áo tư trang. Đến ngày cưới, 10 chị em ăn mặc giống hệt cô dâu, đi "giày tình nhân" tương đồng, mặc "áo tiễn cô dâu" tương đồng, lấy "ô chị em" giống nhau, cắt kiểu tóc giống nhau, tết bím giống nhau, thậm chí cử chỉ động tác đều giống hệt. Nếu không phải là người thân, thì khó mà phân biệt được ai là cô dâu, ai là phù dâu. Khi đến nhà chú rể, 11 cô gái cùng bước vào, trong nhà hết sức náo nhiệt.
Vào ngày đón cô dâu, nhiều nơi đều có tập tục đặt "ngưỡng cửa hát bài". Khi đội ngũ đón cô dâu của nhà trai đến làng nhà gái, họ phải hát bài trả lời câu hỏi mới được bước qua "ngưỡng cửa hát bài", bước vào nhà gái. Cũng thế, khi đội ngũ tiễn cô dâu của nhà gái đến làng nhà trai, họ cũng phải trả lời câu hỏi bằng lời hát mới có thể bước vào nhà trai. Sau khi cô dâu vào nhà trai, nhiều nơi có tập tục tổ chức hoạt động "võ đài thi hát" ngoài động phòng, nam nữ hát đối. Vào lúc cao trào, tiếng hoan hô, tiếng vui cười vang dội, võ đài thi hát trở thành một nơi cực tốt để thanh niên thể hiện tài hoa của mình.
|