Khi đặt chân lên đất làng dân tộc đảo Ba-li In-đô-nê-xi-a , đập vào mắt phóng viên là phong thái đậm đà mầu sắc dân tộc và những dấu ấn sâu sắc xuống Tây Dương của Trịnh Hòa . Bà con Hoa Kiều địa phương hướng dẫn chuyến thăm cho phóng viên cho biết , việc hình thành làng dân tộc đảo Ba-li là chịu sự ảnh hưởng của hành động xuống Tây Dương của Trịnh Hòa .
Tại làng dân tộc đảo Ba-li rộng 500 ki-lô-mét vuông , phóng viên thấy, ngoài những tấm biển trên viết chữ In-đô-nê-xi-a và những nét đặc sắc của địa phương ra , còn có nhà dân cổ kính , rất nhiều cửa hàng như khắc đá , chạm gỗ , gia cụ , đồ sứ , hàng dệt may , mỹ nghệ , hội họa v.v , quang cảnh này rất giống thành phố cổ Tô Châu và Thái Xương , nơi nhổ neo bảy lần xuống Tây Dương của Trịnh Hòa .
Làng dân tộc đảo Ba-li như hệt phong cách kiến trúc phật giáo của Đời Minh TQ , đền miếu , nhà cửa đều có rường cột chạm trổ . Bà con trong làng dân tộc nói , Trịnh Hòa bảy lần xuống Tây Dương đã truyền bá nghệ thuật kiến trúc phật giáo của TQ đến In-đô-nê-xi-a , không những nhà dân ở semarang In-đô-nê-xi-a chứa đựng phong cách của Đời Minh TQ , mà nhà dân đảo Ba-li cũng vậy . Các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa đã truyền bá " văn hóa kiến trúc " , "văn hóa gốm sứ" và " văn hóa tơ lụa " của TQ đến các nước Á Phi , và ảnh hưởng tới biết bao thế hệ cư dân đảo Ba-li trong 600 năm qua .
Tại làng nhuộm sáp , phóng viên đã chứng kiến dân In-đô-nê-xi-a mặc áo in hoa nền xanh đón tiếp du khách hải ngoại . Các thương nhân kinh doanh vải vóc của làng nhuộm sáp cho biết , Trịnh Hòa xuống Tây Dương đã mang tơ lụa TQ đến với chúng tôi , mà còn dạy chúng tôi kỹ thuật dệt vải và in nhuộm .
Tại nhà trưng bày nghệ thuật chạm gốc cây lớn thứ hai đảo Ba-li In-đô-nê-xi-a , nhiều tác phẩm nghệ thuật đều liên quan tới nền văn hóa TQ . Nhân viên công tác cho biết , nghệ thuật chạm gốc cây phật giáo như phật di lặc , thế quan âm v.v đều là kết tinh văn hóa phật giáo mà Trịnh Hòa mang đến In-đô-nê-xi-a năm xưa .
Tin cho biết , công nghệ trạm khắc , đan lát của Nhà trạm đá và công trường đan lát ở làng dân tộc đảo Ba-li cũng được truyền đến song song với việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương .
Cùng với việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương mang theo đồ trang sức vàng bạc TQ để biếu cho quân chủ các nước , mỹ nghệ vàng bạc cũng đã truyền đến dân gian In-đô-nê-xi-a . Tại nhà bảo tàng đồ trang sức bạc của làng dân tộc đảo Ba-li , phóng viên thấy có rất nhiều đồ trang sức tạo hình con rồng ,quạt Tô Châu và đậm đà mầu sắc của các nền văn hóa TQ ,nổi bật nhất là Bảo Thuyền xuống Tây Dương của Trịnh Hòa được làm bằng bạc , trông rất tinh xảo đẹp mắt .
Chủ cửa hàng bạc nói , Trịnh Hòa xuống Tây Dương đã khơi thông mậu dịch trên biển, mang lại phồn vinh cho đảo Ba-li chúng tôi , đồng thời cũng hướng dẫn chúng tôi học nghệ thuật thủ công làm đồ trang sức bằng bạc tinh xảo đẹp mắt của TQ , chúng tôi làm Bảo Thuyền Trịnh Hòa bằng bạc chính là để tưởng niệm nhà hàng hải vĩ đại này .
|