Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-22 16:47:42    
Tinh thần Trịnh Hòa mãi mãi sáng ngời

cri

Năm 2005 là năm kỷ niệm Trịnh Hòa xuống Tây Dương tròn 600 năm . Giáo sư Tịch Long Phi là vị chuyên gia nghiên cứu tinh thần Trịnh Hòa nổi tiếng TQ và nước ngoài . Phóng viên đã có dịp phỏng vấn giáo sư cách đây không lâu .

PV : Tại sao ông Trịnh Hòa bảy lần dẫn đoàn tàu quy mô xuống Tây Dương ?

GS: Tinh thần cốt lõi trong các chuyến đi biển xa của ông Trịnh Hòa có thể khái quát là tinh thần mở cửa ,giao lưu và phát triển . Kết quả nghiên cứu cho thấy , các chuyến xuống Tây Dương của ông Trịnh Hòa đã đưa con đường tơ lụa trên biển sang thời kỳ phồn thịnh . Hàng hóa trên đoàn tàu của Trịnh Hòa không những có lợi cho nhân dân ở đông đảo các khu vực Nam Á , Tây Á và Đông Phi , đồng thời cũng thúc đẩy ngành sản xuất tơ lụa và đồ sứ của TQ . Việc nhập khẩu Hồi Thanh khiến ngành sản xuất đồ sứ TQ ngày càng phồn thịnh ; Việc du nhập nhiều thuốc men do Tây Dương sản xuất đã làm phong phú thêm Dược Điển của TQ , rất có lợi cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của đông đảo quần chúng nhân dân TQ ; tham khảo và hòa nhập kỹ thuật hữu quan của thế giới A-rập , TQ đã nâng cao kỹ thuật hàng hải thiên văn . Qua thực tiễn hàng hải , ông Trịnh Hòa đã không ngừng nâng cao nhận thức đối với hải dương và quan niệm về quyền hải dương , đó là món của cải tinh thần quý báu hải dương của chúng ta .

PV: Hiện nay , cả nước TQ đều đang trù bị hoạt động kỷ niệm Trịnh Hòa xuống Tây Dương tròn 600 năm , giáo sư có nhận xét gì về việc này không ?

GS: Học tập và phát huy tinh thần của ông Trịnh Hòa , TQ cần phải tham khảo kinh nghiệm lịch sử , thực thi kiên định chính sách mở cửa đối ngoại , đưa TQ đi lên phồn thịnh và giàu mạnh trong quá trình phục hưng và vươn lên ; đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới , tinh thần Trịnh Hòa cần phải trở thành lý tưởng cao cả hướng ra thế giới . Tinh thần của Trịnh Hòa không những là món của cải tinh thần quý báu của dân tộc Trung Hoa , cũng nên trở thành tinh thần của cải quý báu của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới .

Giáo sư Tịch Long Phi đã khái quát tinh thần của ông Trịnh Hòa từ 5 mặt sau đây :

Mở cửa giao lưu

Trước khi ông Trịnh Hòa xuống Tây Dương , là nước ngoài đến TQ Triều cống , còn ông Trịnh Hòa đã đưa hàng hóa bán ra nước ngoài , phát triển mậu dịch ở hải ngoại , thắt chặt tình hữu nghị với các nước . Điều này nói lên , dân tộc Trung Hoa từ lâu đã dốc sức vì sự đi lại hữu nghị cũng như triển khai giao lưu văn hóa và kinh tế với nhân dân các nước , cùng kiến tạo tương lai tốt đẹp .

Tinh thần mạnh dạn khai thác

Là người dẫn đầu hàng hải thế giới, ông Trịnh Hòa đã nâng trình độ kỹ thuật và hàng hải của TQ lên một tầm cao mà lúc đó và 'Thời đại hàng hải lớn ' trong gần 100 năm sau đó cũng không sao sánh kịp . Điều này nói lên trình độ kỹ thuật hàng hải cao của ông Trịnh Hòa , cũng thể hiện lên tinh thần mạnh dạn khai thác của ông . Hiện nay , TQ đã trở thành nước hàng hải lớn trên thế giới , song nếu muốn trở thành nước hàng hải mạnh trên thế giới còn phải hết sức cố gắng hơn nữa .

Hòa bình và khoan dung

Là đại diện ngoại giao , ông Trịnh Hòa không những tôn trọng phong tục của các nước , đồng thời cũng tôn trọng tình cảm tôn giáo của nhân dân các nước .

Đã tốt lại càng yêu cầu tốt hơn

"Bản đồ hàng hải của Trịnh Hòa " không những là bản đồ hải dương sớm nhất TQ , mà các vùng biển được vẽ trong bản đồ cũng có phạm vi rộng lớn hơn nhiều .

"Bản đồ hàng hải của Trịnh Hòa " là tác phẩm tập thể của rất nhiều thủy thủ dưới sự thống soái của ông Trịnh Hòa , là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong các chuyến ra khơi của ông , vừa chứa đựng tinh thần khai thác của ông Trịnh Hòa , càng nói lên tinh thần đã tốt lại yêu cầu tốt hơn về kỹ thuật hàng hải của ông .

Yêu nghề hiến thân

Là vị đại thần được vua Thành Tổ Đời Minh trọng dụng và cho giữ chức Tổng quản thái giám trong cung vua , khi xống Tây Dương thì được phong làm Khâm sai tổng binh . Lần thứ 7 ra khơi vào năm thứ 6 Tuyên Đức tức năm 1431 , ông đã 60 tuổi . Ông không dừng bước trước công lao to lớn , mà là cố gắng làm tròn nhiệm vụ vĩ đại về mở cửa và giao lưu do vua Đời Minh giao phó cho , ông đã từ trần tại Cô-ri tức Ca-li-ca-tơ Ấn Độ ngày nay trên đường về nước sau 7 lần xuống Tây Dương .