Theo tin Trang Web Phương Nam : các học giả trong và hải ngoại cho rằng , việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương phù hợp với sự chuyển biến mang tính chất lịch sử là Phương Đông và Phương Tây đều chuyển giao thông từ lục địa ra biển , đưa sự giao lưu chính trị và kinh tế giữa TQ với các nước Đông Nam Á lên một đỉnh cao mới , đóng góp to lớn cho phồn vinh và ổn định của khu vực Đông Nam Á . Khu vực Đông Nam Á nằm trên đường biển chính giữa Phương Đông và Phương Tây , sự phát triển kinh tế của khu vực này không thể tách rời với thương mại trên biển , nhất là mậu dịch trung chuyển trên biển .Do những năm đầu Đời Minh thực thi chính sách cấm biển nghiêm khắc , cản trở nghiêm trọng tới sự đi lại thương mại giữa TQ với nước ngoài , trong đó kể cả các nước Đông Nam Á . Trước khi Trịnh Hòa xuống Tây Dương , Đời Minh đã xuất hiện tình trạng ' Chư Phan Quốc sử thần , hành khách không thông ' , lúc đó , đường giao thông giữa TQ với nước ngoài đứng bên bờ bị cắt đứt , điều này đã dẫn đến tinh thần hết sức bất mãn của Tam Phật Tề Quốc và nhiều nước trên biển Nam .
Việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương đã phá bỏ chính sách cấm biển của Đời Minh trong những năm Hồng Vũ , mà thực thi chính sách mở cửa , mở ra con đường mậu dịch trên biển giữa TQ với các nước Đông Nam Á , không những thúc đẩy sự giao lưu giữa Phương Đông với phương Tây , đồng thời cũng đã mở ra đường biển cho khu vực Đông Nam Á đi tới phồn vinh và ổn định . Đoàn tàu của ông Trịnh Hòa đã chở ăm ắp những hàng tơ lụa , đồ sứ và rất nhiều mặt hàng tốt và đẹp tới các nước Đông Nam Á , trong khi đó , hương dược do địa phương sản xuất cũng ùn ùn chở đến và mở ra thị trường hương liệu tại TQ . Lúc đó hơn 160 loại hàng hóa tiến vào thị trường TQ , trong đó nhập khẩu rất nhiều hồ tiêu .Như vậy là các khu vực Jawa , Palembang v.v đã trở thành 'cơ sở thường xuyên mở rộng hương liệu tới quần đảo Phương Đông ' .
Trong thời gian Trịnh Hòa xuống Tây Dương , đã giáng những đòn nặng nề vào bọn cướp biển ở khu vực Đông Nam Á , giữ gìn sự ổn định và thông suốt của các trục đường chính trên biển , giết chết kẻ toan cướp đoạt ngai vàng của vua Sumantra , củng cố quyền lực của vua cũng như giữ gìn sự ổn định của khu vực Đông Nam Á ; dàn xếp và làm dịu mâu thuẫn giữa các nước Đông Nam Á , ví dụ như dàn xếp mâu thuẫn và xung đột gay gắt giữa bang Ma-lắc-ca và các nước láng giềng khác , khiến các nước đó phát triển lớn mạnh , trở thành những nước thương mại phồn thịnh , kinh tế phát triển ở khu vực Đông Nam Á .
Các học giả trong và hải ngoại đánh giá rằng , việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương đã đưa sự giao lưu chính trị và kinh tế giữa TQ với các nước Đông Nam Á sang một giai đoạn mới , đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phồn vinh và ổn định của khu vực Đông Nam Á .
|