Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-21 16:35:41    
Tư liệu lịch sử : Sứ mạng và công trạng về những chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa

cri

Những chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa với sứ mạng và công trạng như sau :

1. Triển khai ngoại giao hòa bình , ổn định trật tự quốc tế Đông Nam Á

Lúc bấy giờ , vua Đời Minh thực thi chính sách ngoại giao . Vua cử Trịnh Hòa dẫn đoàn tàu xuống Tây Dương , áp dụng các biện pháp để dàn xếp và hòa giải mâu thuẫn giữa các nước , giữ gìn an toàn giao thông trên biển , đó là điều gắn chặt sự ổn định và phát triển của TQ với khu vực xung quanh , xây dựng môi trường quốc tế ổn định lâu dài , nâng cao uy tín của Đời Minh trên trường quốc tế , qua đó có thể thấy , Đời Minh cử Trịnh Hòa xuống Tây Dương là mang theo sứ mạng hòa bình .

Đoàn tàu của Trịnh Hòa có thực lực quân sự lớn mạnh , song không có mục đích xâm lược và bành trướng , mà là vì mục đích hòa bình .

2. Răn đe giặc , kiềm chế thế lực Mông Nguyên , giữ gìn an ninh Nhà nước

Lúc đó , mối đe dọa đối với an ninh của Đời Minh chủ yếu đến từ hai mặt : một là giặc trên biển Đông , hai là thế lực tàn dư của Mông Nguyên Tây Bắc và một đế quốc khác ở phía Tây...

Thời kỳ Chu Đệ , Đời Minh đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng đến từ lục địa và trên biển , để thay đổi chiến lược phòng thủ thụ động ,Đời Minh đã áp dụng chiến lược chủ động tấn công , trên lục địa thực hiện việc rời đô và chinh chiến miền Bắc ; trên biển thì thành lập đoàn tàu Trịnh Hòa , nhằm răn đe và chống lại bọn giặc và thế lực chống Đời Minh .

3.Phát triển thương mại trên biển , truyền bá nền văn minh của dân tộc Trung Hoa

Sứ mệnh xuống Tây Dương của Trịnh Hòa chủ yếu là vì mục đích chính trị , đồng thời cũng có mục đích kinh tế . Gồm ba hình thức như sau :

Một là mậu dịch triều cống . Hình thức thương mại này là nội dung quan trọng trong các lần xuống Tây Dương của Trịnh Hòa , mang tính chất nước tôn chủ phong kiến . Qua hình thức mậu dịch như vậy khiến các nước nhỏ chấp thuận vị thế tôn chủ của Đời Minh , chính đây là mục đích chính trị của hình thức mậu dịch Triều cống .

Hai là mậu dịch chính thức . Đây là nội dung quan trọng trong các chuyến ra khơi Tây Dương của Trịnh Hòa , tức tiến hành giao dịch với thương gia địa phương dưới sự chủ trì của chính phủ hai bên , đó là con đường quan trọng để mở rộng mậu dịch với hải ngoại của Đời Minh .

Ba là mậu dịch dân gian . Trên mức nhất định , sự xuất hiện của mậu dịch dân gian là nhờ sự lôi kéo của hoạt động thương mại trong các chuyến xuống Tây Dương của Trình Hòa . Mậu dịch dân gian không phải thông qua chính phủ , mà được triển khai mang tính chất tự phát trong thương gia và dân gian.

3. Phát triển sự nghiệp hải dương , mở ra đường biển Á Phi

Một là mở ra đường biển giữa Châu Á và Châu Phi cũng như mở đường biển Á Phi cho cuộc hành trình ra khơi lớn của người Phương Tây .

Hai là tiến hành một số khảo sát đối với Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương , thu thập và nắm bắt nhiều số liệu khoa học về hải dương .

Ba là triển khai bố cục chiến lược đối với khu vực đường biển .

Các chuyến ra khơi Tây Dương của Trịnh Hòa còn có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp hải dương . Ông Trịnh Hòa đã lập nên công trạng to lớn , đó là công trạng của TQ nói riêng và thế giới nói chung . Kể từ khi ngoài 30 tuổi , Trịnh Hòa đã lần lượt hiến dâng cho hải dương trong suốt 28 năm , năm 60 tuổi ông lần cuối cùng ra khơi Tây Dương .Vì sự giao lưu văn hóa và sự nghiệp hải dương của TQ và các nước , ông đã dẫn đoàn tàu ra khơi , thế nhưng ông chưa kịp trở về thì đã từ trần tại Cô-ri Ấn Độ , năm đó ông 62 tuổi .