Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-21 16:28:45    
Hành trình lịch sử xuống Tây Dương của Trịnh Hòa

cri

Việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương là một sự kiện lịch sử hết sức huy hoàng và đáng kể trong lịch sử dân tộc Trung Hoa và loài người , tập trung thể hiện tinh thần mở cửa , tiến thủ ,hòa bình hữu nghị , giao lưu hợp tác , kinh lược hải dương ,dẫn đầu đi trước của dân tộc Trung Hoa .

Một : Niên đại về Trịnh Hòa xuống Tây Dương < 1405-1433>

Những năm Trịnh Hòa xuống Tây Dương bắt đầu từ năm 1405 đến 1433 thế kỷ 15 . 30 năm đầu thế kỷ 15 , phương Đông và phương Tây ở hai cực lục địa Á Âu hầu như cùng lúc tiến quân hải dương . Đại biểu của Phương Đông là Trịnh Hòa người TQ , đại biểu của Phương Tây là hoàng tử Henrry người Bồ Đào Nha triển khai việc tìm tòi dọc ven bờ biển phía Tây Châu Phi , điều có ý nghĩa rất lớn là chương trình hàng hải của phương Đông và phương Tây đánh dấu vũ đài hoạt động của loài người đã chuyển từ lục địa ra hải dương .

Qua thực tiễn và tích lũy trong hoạt động hàng hải hàng trăm hàng nghìn năm , đã mang lại sự thay đổi rõ rệt trong đầu thế kỷ 15 , nhân loại đã nhận thức tới giá trị và vai trò của hải dương , chính hoạt động hàng hải là thực tiễn của nhận thức đó . Song điều cần phải nêu rõ là , cơ sở xã hội thai nghén và sáng tạo hoạt động hàng hải ở phương Đông và phương Tây có sự khác nhau , vì thế , chúng ta cần phải đi sâu phân tích bối cảnh xã hội trong các chuyến xuống Tây Dương năm xưa của Trịnh Hòa .

Lúc bấy giờ , TQ đã bước sang thời kỳ cuối của xã hội phong kiến , từ đỉnh cao phát triển của thời kỳ giữa Đời Đường đến sự phát triển xuống dốc dần , song thời kỳ đầu Đời Minh vẫn là một nước lớn mạnh trên thế giới , dẫn đầu thế giới về nhiều mặt . Nhất là thời kỳ đầu thế kỷ 15 -những năm Trịnh Hòa xuống Tây Dương , TQ đang trong thời kỳ " Thịnh thế Vĩnh Lạc " của những năm đầu Đời Minh , là một thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử cổ đại TQ .

Chu Đệ là vua Vĩnh Lạc , vị vua " tài ba lỗi lạc " , triển khai hàng loạt sự kiện quan trọng trong lic̣h sử TQ , kinh tế Đời Minh được phát triển hơn nữa .

Theo sự diễn biến của tình hình , vua Vĩnh Lạc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại , áp dụng chính sách mở cửa đối ngoại , ổn định xung quanh , kết hợp sự ổn định và phát triển của TQ với môi trường thế giới , nhất là môi trường xung quanh , tranh thủ môi trường hòa bình ổn định lâu dài . Việc Trịnh Hòa xuống Tây Dương là một biện pháp quan trọng trong chính sách đối ngoại của vua Vĩnh Lạc . Cho nên , Trịnh Hòa xuống Tây Dương phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình chính trị và kinh tế thời kỳ đầu Đời Minh .

Hai : Đoàn tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa

1. Đoàn tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa

Đoàn tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa là một đoàn tàu hết sức quy mô , hoàn toàn thực hiện biên chế theo tổ chức hàng hải và quân sự trên biển , được coi là một biên đội cơ động trên biển có thực lực hùng hậu trên thế giới lúc bấy giờ . Sau khi phân tích toàn diện lịch sử thế giới thời kỳ đó , một tiến sĩ người Anh , học giả quốc tế nổi tiếng đã đưa ra kết luận như vậy : "trong lịch sử , chắc hải quân của Đời Minh là đội quân xuất sắc hơn so với bất cứ nước nào ở Châu Á , thậm chí trội hơn bất cứ nước Châu Âu nào cùng thời kỳ hoặc tất cả các nước Châu Âu liên hợp lại đều không thể sánh kịp lực lượng hải quân của Đời Minh ."

A. Số quân đông đảo , tổ chức nghiêm ngặt

Đoàn tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa được thành lập theo hình thức tổ chức quân sự căn cứ nhiệm vụ hàng hải trên biển .

Trước hết với số lượng đông đảo .

Trong sử sách có 4 lần ghi chép rất rõ về số người tham gia đoàn tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa .

Lần thứ 1: 27800 người

Lần thứ 2: 27000 người

Lần thứ 4 : 27670 người

Lần thứ 7 : 27550 người

Hai là về biên chế đoàn tàu

Theo nhiệm vụ xuống Tây Dương , nhân viên trong đoàn tàu của Trịnh Hòa chủ yếu gồm 5 bộ phận như: chỉ huy , hàng hải , ngoại giao và thương mại , đảm bảo hậu cần , hộ tống hàng hải quân sự .

2. Chủng loại tàu bè đầy đủ

A.Mỗi lần ra khơi đều có hơn 200 chiếc tàu .Có từ 40 đến 60 " Bảo Thuyền " tức tàu lớn .

B. Chủng loại

Qua nghiên cứu về văn hiến , một số học giả cho rằng , tàu xuống Tây Dương của Trịnh Hòa ít nhất gồm có 7 loại : Bảo Thuyền , Mã Thuyền ,Chiến Thuyền , Tọa Thuyền ,Lương Thuyền và Thủy Thuyền . Điều này nói lên kỹ thuật đóng tàu tiên tiến và năng lực hàng hải của TQ lúc bấy giờ .

3. Kỹ thuật hàng hải trên Tây Dương của Trình Hòa

Thành tích rực rỡ trong các chuyến xuống Tây dương của Trịnh Hòa đã phản ánh thành tựu khoa học kỹ thuật độc đáo trong nền văn minh thế giới của dân tộc Trung Hoa . Sự tiêu biểu nhất về kỹ thuật hàng hải trong các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa chủ yếu gồm ba mặt :

A. Kỹ thuật hàng hải thiên văn

Đoàn tàu của Trịnh Hòa đã kết hợp sự ứng dụng định vị thiên văn hàng hải với la bàn hướng dẫn tàu , nâng cao độ chính xác về vị trí tàu và đường biển .Kỹ thuật này đã tiêu biểu cho trình độ tiên tiến hướng dẫn tàu bằng thiên văn trên thế giới lúc bấy giờ .

B. Kỹ thuật hàng hải địa văn

Kỹ thuật hàng hải địa văn trong các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa là lấy kiến thức khoa học hải dương và bản đồ hàng hải là chính , vận dụng các đồng hồ hàng hải như : la bàn , đồng hồ đo hành trình , đồng hồ đo nước sâu v.v , đảm bảo đường hàng hải đúng đắn cho tàu bè theo sự ghi chép của bản đồ biển và sổ tay ghi nhớ đường đi .

Ba : Hành trình các chuyến xuống Tây Dương của Trịnh Hòa

Trịnh Hòa xuống Tây Dương có sự đột phá mang tính chất lịch sử , đường biển của Trịnh Hòa là từ Tây Thái Bình Dương xuyên qua Ấn Độ Dương , đi thẳng tới Tây Á và bờ biển phía Đông Châu Phi , đến sừng Châu Phi ở cực Nam , tức tới Đại Tây Dương , cả hành trình đi qua ba Đại Dương , đó là điều chưa từng có trong lịch sử hàng hải TQ , đồng thời cũng dẫn đầu lịch sử hàng hải thế giới .

Trịnh Hòa xuống Tây Dương xuất phát từ Nam Kinh , tập kết trên cảng Lưu Gia Thái Xương Giang Tô , đi xuống phía Nam , cập bến cảng Thái Bình Trường Lạc Phúc Kiến , đợi gió mùa Tây Bắc Thái Bình Dương , khi gió mùa đến vào tháng 11 và tháng 12 , đoàn tàu bèn xuyên qua eo biển Đài Loan và biển Nam , trước hết đến Chiêm Thành , rồi đến các nước Đông Nam Á và tiến vào Ấn Độ Dương . Ba chuyến đầu xuống Tây Dương chủ yếu đến với phía Đông Ấn Độ , xa nhất tới Cu-ri , cửa cảng quan trọng về mậu dịch trên biển giữa phương Đông và phương Tây thời cổ . Lần thứ 4 bắt đầu tới khu vực Tây Á và Đông Phi . Qua nghiên cứu kỹ đường biển của Trịnh Hòa , có học giả cho rằng , trong các chuyến xuống Tây Dương của đoàn tàu Trịnh Hòa gồm có 56 đường biển quan trọng , tổng chiều dài là 15 nghìn dặm Anh ./.