Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-20 14:39:37    
Thân thống thù khoái

cri

Nghe Online

Ý của câu thành ngữ này là chỉ việc làm khiến người thân đau lòng, kẻ thù địch hả hê.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hậu Hán thư – truyện Chu Phù".

Vào những năm đầu triều Đông Hán, sau khi Quang Võ Đế Lưu Tú lên ngôi, đã ban thưởng cho các đại thần có công, duy chỉ có Bành Bàng tuy cũng là một đại thần có công nhưng không được nhà vua ban thưởng. Bành Bàng nguyên là thái thú Ngư Dương, từng xuất binh giúp Lưu Tú bình định được cuộc nổi loạn của Vương Lang. Nhưng sau khi Quang Võ Đế lên ngôi, Bành Bàng vẫn chỉ giữ nguyên chức vụ cũ, nên ông rất bất bình trước việc này.

Bấy giờ, Ngư Dương thuộc quyền cai quản của U Châu mục Chu Phù. Chu Phù từng ra lệnh trưng thu tiền nong và lương thực tại Ngư Dương, nhưng Bành Bàng cậy mình có công, nên đã từ chối yêu cầu này của Chu Phù , đồng thời còn nói ra nhiều lời oán trách. Chu Phù vô cùng tức giận, sự mẫu thuẫn giữa hai người ngày càng trở nên gay gắt.

Ít lâu sau. Chu Phù đem việc này ngầm mách với Quang Võ Đế, nói Bành Bàng có mưu đồ bất chính và mưu làm phản. Nhà vua nghe vậy bèn triệu Bành Bàng vào kinh. Bành Bàng tỏ ra vô cùng lo ngại, chỉ sợ Quang Võ Đế trừng trị mình. Người vợ thấy vậy bèn khuyên ông không nên vào kinh, mà phải tự lập đối chọi với triều đình. Bành Bàng nghe theo, ông đã từ chối vào kinh và xuất 20 nghìn quân tiến đánh Chu Phù. Chu Phù viết thư khuyên ông rằng: "Nay nhà nước vừa mới tạm yên ổn, chúng ta đều đang rốc sức xây dựng cơ nghiệp, cớ sao ông lại tự mình làm những việc bạo ngược. Ông nên biết rằng, phàm việc gì cũng đừng nên khiến người thân đau lòng, khiến kẻ thù hả hê". Nhưng Bành Bàng không nghe theo lời khuyên này, vẫn một mực xuất binh đánh chiếm được Kế Thành. Sau đó, Bành Bàng tự xưng là Yến Vương, quyền thế từng một thời trở nên lớn mạnh, nhưng do ông không được lòng người, cuối cùng đã bị thất bại, dẫn tới một kết cục bi thảm.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này đề ví với việc làm khiến bè bạn và người thân đau lòng, khiến kẻ thù vui mừng,