Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-15 18:05:57    
Tục múa sư tử bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ?

cri

Bạn Hoàng Văn Tuyên ở thôn Mật Sơn 1 xã Chí Minh huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương thân mến, tuần trước Ngọc Ánh đã tiếp chuyện bạn qua Hộp thư này trên làn sóng điện, mong bạn đã đón nghe, trong thư bạn bày tỏ muốn tìm hiểu về nghệ thuật múa sư tử bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ? Ngọc Ánh giữ hứa giải đáp câu hỏi của bạn qua "Hộp thư Ngọc Ánh" trên làn sóng điện . Không hiểu bạn có điều kiện truy cập trang wed không nhỉ? Trước hết mời bạn và các bạn khác nghe xem chuyện truyền thuyết nhỏ sau đây:

Tương truyền ngày xửa ngày xưa, đất trời quang đãng̣, trời xanh mây trắng, hoa mọc khắp nơi, linh chi đầy đồi, cảnh đẹp như tranh, phượng bay bướm lượn, muôn thú chung sống hòa mục, thật là thanh bình thư thả. Một hôm đột nhiên có một con sư tử vàng từ trên trời bay xuống, xưng bá đất trời, tấn công muôn thú, cắn chết muôn loài, từ đó hoa tàn quả rụng, đất trời sa vào cảnh chết chóc thê lương. Phật tổ Tây Thiên từ bi, để phổ độ chúng sinh liền sai Sa hoà thượng xuống trần gian, phù phép thần thông, chế phục sư tử, ra lệnh cho sư tử phải làm theo Phật pháp, gây hạnh phúc cho chúng sinh. Từ đó sư tử tuân theo Phật pháp, làm bạn với muôn loài, mỗi độ Tết về, sư tử liền đến loại trừ bệnh tật, đuổi tà dẹp yêu, dân chúng muôn loài đều vui mừng, từ đó hình thành tập tục. Ngày nay, cứ vào những ngày Tết ngày hội là nhân dân ở nhiều nơi Trung Quốc lại tổ chức múa sư tử, đánh trống khua chiêng, đốt pháo đì đùng làm tăng thêm bầu không khí náo nhiệt của ngày hội. Ghi chép sớm nhất về tập tục múa sư tử ở Trung Quốc là trong cuốn "Hán thư-Lễ nhạc chí" có hai chữ "Tượng nhân", theo giải thích của Mãnh Khang người nước Nguỵ thời Tam Quốc, "Tượng nhân " là do các nghệ nhân dân gian hoá trang thành sư tử, cá, tôm. Qua đó có thể thấy, vào thời Tam Quốc đã xuất hiện múa sư tử rồi. Đến thời Nam Bắc triều, trong dân gian đã lưu hành múa sư tử, đến thời Đường, múa sư tử đã quy mô đến nỗi có tới hàng trăm người cùng tham gia, thậm trí còn được coi là Yên nhạc biểu diễn trong hoàng cung, gọi là "Thái bình nhạc", hoặc còn gọi là "Ngũ phương sư tử vũ". Hồi đó múa sư tử còn truyền sang Nhật. Sau thời Đường, múa sư tử được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Trong cuốn "Đông Kinh Mộng lục " ghi lại rằng, một số chùa chiềng tổ chức ngày hội múa sư tử, sư sãi ngồi trên lưng sư tử tụng kinh. Trong cuốn "Đào Am Mộng Ức" của Trương Đại thời nhà Minh có giới thiệu quang cảnh rước đèn, đánh trống khua chiêng trên đường phố, đâu đâu cũng thấy cảnh múa sư tử người xem rất đông. Đến thời nhà Thanh thì bất cứ ngày lễ ngày hội nào cũng không thể thiếu được cảnh múa sư tử. Mấy nghìn năm qua, công nghệ làm sư tử được truyền từ đời này sang đời khác, phong cách biểu diễn của mỗi nơi cũng có khác nhau, kỹ thuật biểu diễn rất điêu luyện, thể hiện trí tuệ, lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của nhân dân Trung Quốc.
Hai nước Trung Việt có nền văn hóa truyền thống tương đồng, do vậy mà múa sư tử cũng được truyền sang Việt Nam được mọi người yêu thích, vào những ngày tết ngày hội dân gian, nhiều nơi ở Việt Nam đều tổ chức mứa sư tử. Ngày này, tục múa sư tử đã được Trung Quốc và một số nước châu Á kế thừa và phát huy, làm vui bầu không khí của các ngày hội ngày lễ truyền thống dân tộc .