Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-15 16:27:06    
Vầng trăng sáng tỏ   Phần hai

cri

Từ xưa đến nay, vầng trăng, ánh trăng chiếm vị trí quan trọng trong tâm trí của các văn nhân thi sĩ. Do tố chất văn hóa , kinh nghiệm và môi trường sinh sống của mỗi người khác nhau, cho nên mặt trăng trong trái tim của mỗi người cũng khác nhau. Trung Quốc có một bản nhạc nổi tiếng "Đêm xuân trăng nước ngát hương hoa", đây là bản nhạc được cải biên theo bài thơ "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của nhà thơ Đường Trương Nhạc Hư.

Sau đây là một đoạn mô tả mặt trăng trong bài thơ này:

Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt,

Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân. 

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ

Giang nguyệt niên niên vọng tương tự

Bất chi giang nguyệt chiếu hà nhân.

Thơ tạm dịch rằng:

Ai người đầu đã trông trăng ấy

Trăng ấy soi người tự thuở nao

Người cứ đời đời sinh nở mãi

Trăng vẫn năm năm sông nước giãi

Soi ai? Nào biết được lòng trăng,

Chỉ thấy sông dài đưa nước chảy.

Trong đêm trăng tĩnh mịch, nhà thơ đã đưa ra nhiều câu hỏi triết lý. Hết năm này sang năm khác, vầng trăng từ ngàn xưa đến nay trên trời cao không hề thay đổi, thế nhưng vũ đài trần gian thay đổi hết đời này sang đời khác, diễn hết màn này sang màn khác. Vũ trụ bất tận, cuộc đời có hạn, vầng trăng trên không trung mãi mãi dán mắt theo dõi trần gian, trăng âm thầm mãi chờ đợi ai đây?

Ánh mắt của người đời khác với vầng trăng, ở vị trí khác nhau, thường cảm thấy trăng sáng khác nhau, dưới ngòi bút của người xưa, thường mô tả vầng trăng khác nhau. Ví du như, vầng trăng Hoàng Sơn tỉnh An Huy tĩnh mịch, vầng trăng Lư Sơn tỉnh An Huy lạnh lẽo, vầng trăng Hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam trong trắng, vầng trăng trên Nhị thập tứ Kiều Dương châu tỉnh Giang Tô đầy ý thơ.

Từ thời nhà Đường đến nay, Triết giang luôn luôn là một tỉnh trù phú nhất Trung Quốc, mỗi một mái đình, mỗi một nhịp cầu tại đây đều toát lên khung cảnh xa xưa cổ kính, mà vầng trăng ở đây trong những bài thơ của nhà thơ Đường thường đầy ý thơ.

Dương Châu là nơi phồn vinh và duyên dáng nhất trong các cảnh quan tươi đẹp tại vùng giang nam. Vua Càn Long đời nhà Thanh từng 7 lần xuống giang nam, và lần nào cũng đến du ngoạn Dương châu, qua đó có thể thấy, phong cảnh Dương châu duyên dáng biết nhường nào rồi.

Trong bài thơ "Dĩ Dương châu " Từ Ngưng thời Đường viết rằng:

Thiên hạ tam phân minh nguyệt dạ

Nhị phân vô lại thị Dương châu.

Ý bài thơ này rằng: nếu trăng sáng thiên hạ có ba phân thì trăng sáng Dương Châu chiếm đi hai phân.

Tại Dương Châu, nơi ngắm trăng lý tưởng nhất là trên Sấu Tây Hồ bởi trên hồ có chiếc cầu dài 24 mét, cho nên mọi người thường gọi là nhị thập tứ kiều. Chiếc cầu này trở thành nơi đáng yêu nhất trong mắt của nhà thơ thời cổ.

Đỗ Mục nhà thơ nổi tiếng cuối thời nhà Đường viết rằng:

Nhị thập tự kiều minh nguyệt dạ,

Ngọc nhân hà xử giáo thổi tiêu .

Đại ý của hai câu thơ này là:

Đêm trăng sáng trên cầu hăm bốn mét

Người đẹp đang dạy người thổi sáo ở nơi nao?

Hai câu thơ này đẹp một cách thương cảm, khiến biết bao người đời sau có sự liên tưởng vô tận đối với cầu hăm bốn mét trong đêm trăng sáng.

Năm tháng trôi đi như nước chảy, vầng trăng vẫn sáng tỏ như ngàn năm xa xưa, nhưng muôn vật trên trần gian đã luân hồi đổi thay, không gian cuộc sống và tình cảm trong lòng cũng khác trước. Hương đồng gío nội, đã xa dần trong tầm mắt của con người hiện đại, nhữn cao ốc chọc trời, những đèn màu nhấp nháy đã khiến ánh trăng ngày nay trở nên mờ mờ ảo ảo.

Ngọc Ánh chợt nghĩ, nhân dân hai nước trung Việt đều có tập quán ngắm trăng vào đêm trung thu, nhiều người ngẩng đầu lên ngước nhìn vầng trăng sáng vằng vặc trên nền trời đêm bao la, và rồi vào một đêm nào đó, trong lòng cảm thấy bâng khuâng mệt mỏi, chỉ cần ngẩng đầu thả hồn lền vầng trăng sáng tỏ, trong lòng dần dần sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn. Thế nhưng, có rất nhiều đêm trăng lặng lẽ đã bị chúng ta lãng quên vì quá bận rộn với công tác, với sinh hoạt vô xuể của mỗi ngày.