Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-15 16:19:13    
Chương trình "Trăm ngày phục hưng " của Pháp chỉ trị bề mặt khó trị tận gốc

Xin Hua
Theo Tân hoa xã: Trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua, công dân Pháp đã bác bỏ "Hiến pháp Liên minh châu Âu ", khiến chính phủ Pháp nhận thức được rằng, công chúng kịch liệt bất bình trước kinh tế tăng trưởng yếu đuối và tỷ lệ thất nghiệp cứ tăng lên. Thủ tướng Pháp Đờ Vi-lơ-panh đã nhậm chức trong nguy nan, đưa ra "Chương trình Phục hưng trăm ngày", thề rằng phải xóa bỏ nạn "khủng hoảng thất nghiệp", nâng cao đời sống của nhân dân.

Khi phát biểu cương lĩnh chính phủ mới tại quốc hội vừa qua, ông Villepin bày tỏ, Pháp sẽ bỏ ra khoản vốn lớn để động viên các doanh nghiệp thuê lao động và cho cá nhân tìm việc, đồng thời khởi động nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô để tăng thêm cơ hội việc làm. "Khoản vốn phát triển kinh tế" này chủ yếu là đến từ một số doanh nghiệp nhà nước đã tư hữu hóa mà có được.

Theo thống kê, chỉ cần dựa vào quyền cổ phần của các tập đoàn hàng không Pháp-hàng không Hà Lan , Điện tín Pháp và công ty khí đốt thiên nhiên là chính phủ Pháp sẽ có được 6 tỷ 100 triệu đến 6 tỷ 600 triệu Ơ-rô.

Có khoản vốn này, chính phủ Pháp quả là có thể lôi kéo các ngành nghề phát triển toàn diện bằng công trình công cộng trong thời gian ngắn, tạo nên cảnh phồn vinh tạm thời. Song, Chương trình "Phục hưng trăm ngày " không phải là liều thuốc linh nghiệm để giải quyết tận gốc vấn đề thất nghiệp của Pháp. Giới hạn của nó là không nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp của Pháp.

Trong làn sóng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Pháp, nhất là các doanh nghiệp trung bình và nhỏ ngày càng hiện rõ xu thế cạnh tranh yếu đi trong cuộc cạnh tranh quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là vì "hai quả núi lớn " đè nặng lên vai của các doanh nghiệp này đó là giá thành lao động cao và thuế cao. Sự hình thành của hai quả núi này là kết quả Pháp thi hành chế độ phúc lợi cao trong thời gian lâu dài.

Tình trạng hiện nay là, do tiền cứu tế tốt nghiệp rất cao, phần đông số người thất nghiệp vừa phàn nàn khó tìm việc làm, vừa không đoái hoài đến những công việc có tiền lương thấp. Ngoài ra, do thuê một lao động có nghĩa là phải bỏ ra khoản tiền lương lớn và khoản tiền đảm bảo xã hội, phần lớn các doanh nghiệp chỉ có thể đến nước bất đắc dĩ mới chịu thuê lao động. Để đảm bảo cho những người thất nghiệp có được cuộc sống an nhàn, chính phủ chỉ có thể tăng thêm thuế của các doanh nghiệp. Trước tuần hoàn ác tính như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp làm sao mà không tăng được?

Từ lâu, nhà kinh tế học đã nêu rõ, biện pháp duy nhất để giải quyết tỷ lệ thất nghiệp tăng lên của Pháp là, có lẽ giảm bớt gánh nặng của các doanh nghiệp, để họ trong khi được phát triển đầy đủ có thể thuê càng nhiều lao động. Giảm bớt gánh nặng của các doanh nghiệp điểm cuối cùng là phải giảm thuế cho họ, mà kết quả trực tiếp giảm thuế tất phải giảm phúc lợi của dân chúng. Giảm mức phúc lợi, tất sẽ gây nên sự bất mãn quyết liệt của công chúng. Cứ nối theo như vậy, không gian thao tác về mặt này của chính phủ Pháp quả là rất hạn hẹp.