Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-13 16:12:29    
Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ cổ truyền

cri

Hai nước Trung Việt gần gũi nhau có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là về văn hóa và phong tục tập quán, hai nước có nhiều ngày tết ngày lễ chung. Làm thế nào để kế thừa và giữ gìn truyền thống dân tộc là đề tài chung của nhân dân hai nước. Vừa qua Ngọc Ánh nhận được thư của một số bạn thính giả muốn tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ truyền thống.

Bạn Lương Trọng Đông ở số nhà 3 /73 đường Đông Quang phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá viết: Em là một thính giả mới của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nhưng em cảm thấy quý đài như người bạn thân thiết gần gũi với em. Qua hộp thư Ngọc Ánh em đã quen với một số bạn thính giả cùng lứa tuổi, cùng nhau trao đổi kiến thức. Qua mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh, em đã biết câu truyện truyền thuyết về Hoa Mộc Lan, Hoa Quả sơn, Nữ Oa vá trời v v ...Em biết, mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan ngọ cổ truyền, mỗi năm vào dịp này nhà nào cũng ủ cho lên men rượu bằng gạo nếp thơm ngon. Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, mong chị Ngọc Ánh giới thiệu xuất xứ của ngày Tết này.

Bạn Nguyễn Thị Toàn ở số 52/86 tổ 4 khu phố 6 phường Long Bình Đồng Nai viết: mồng 5 tháng 5 ở Trung Quốc là ngày tết gì hả chị?

Sau đây Ngọc Ánh xin giải đáp, hoan nghênh các bạn khác có hứng thú cùng nghe:

Đoan Ngọ là một trong những ngày tết truyền thống dân gian Trung quốc, từ thời Xuân thu chiến quốc cách đây đã hơn 2000 năm lịch sử.

Đoan có nghĩa là ban đầu, "Ngọ" thông với chữ "Ngũ", cho nên "Đoan Ngọ " có nghĩa là "mồng năm". Theo thứ tự của Địa chi thì tháng 5 có nghĩa là tháng Ngọ, cho nên Đoan ngọ còn có nghĩa là "Trùng Ngũ". Về nguồn gốc của tục ăn Tết Đoan Ngọ đến nay có bốn năm cách nói khác nhau, một là, Tết Đoan Ngọ để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên, hai là tưởng nhớ trung thần Ngũ Tử Tư thời Xuân Thu Chiến Quốc, ba là tưởng nhớ nàng Tào Nga xinh đẹp hiếu thảo thời Đông Hán, bốn là ngày giỗ Tô-tem của dân tộc Ngô Việt ngày xưa, năm là ngày đuổi tà chấn yêu v,v... thế nhưng cách nói lưu truyền rộng và có ảnh hưởng nhất về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ vẫn là ngày tưởng nhớ Khuất Nguyên nhà yêu nước vĩ đại thời Xuân Thu. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu: 

Theo "Sử ký", Khuất Nguyên là đại thần của Sở Hoài Vương thời Xuân Thu, ông kiên trì chủ trương trọng dụng nhân tài, mạnh nước cường binh, liên hợp với nước Tề để chống nước Tần, bị các nhà quý tộc Tử Lan v v ... phản đối kịch liệt, Khuất Nguyên bị cách chức và đuổi ra khỏi thành trì và bị lưu vong xuống miền Nam. Trong thời gian này ông đã viết nhều bài thơ bất hủ "Ly Tao", "Vấn Thiên", "Cửu ca" v v ... năm 278 trước công nguyên nước Tần tấn công Kinh đô nước Sở, ông Khuyên ngăn Hoài Vương chống lại nhưng không được chấp nhấp nhận, ông cảm thấy uất ức và bất mãn với chế độ xã hội hồi bấy giờ, sau khi viết xong tuyệt tác "Hoài Sa", ông liền ôm đá gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn để chứng minh cho sự thanh bạch và tư tưởng yêu nước của mình. Hôm Khuất Nguyên tự tử đúng vào mồng 5 tháng 5 âm lịch, nhân dân địa phương thương tiếc ông, mọi người liền bơi thuyền rồng trên sông Mịch La để cứu vớt ông, họ gói bánh chưng hình ba cạnh buộc bằng chỉ ngũ sắc vì sợ ông đói , nếu cá mà đớp phải bánh chưng ba cạnh sẽ bị hóc. Về sau cứ đến Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch là nhân dân Trung Quốc có tục tổ chức đua thuyền ăn bánh chưng ba cạnh là như vậy. Thế nhưng do nhịp sống khẩn trương và phong phú của ngày nay, tết Đoan ngọ truyền thống đã không được mọi người coi trọng như trước, các thanh thiếu niên chỉ hiểu Tết Đoan Ngọ là để ăn bánh chưng thôi. Nguồn gốc câu chuyện của tục ăn tết Đoan Ngọ đã bị nhiều người lãng quên hoặc không biết đến. Để phục hưng nền văn hóa Đoan Ngọ truyền thống dân tộc, nhiều chùa ở Trung Quốc đã tổ chức lễ hội Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 long trọng.

Năm nay, nhiều tỉnh miền Nam bị lụt lội, nhưng hoạt động đua thuyền rồng truyền thống vẫn được triển khai tại những nơi có điều kiện cho phép và tổ chức các hoạt động khác để ăn tết Đoan Ngọ truyền thống dân tộc.