Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-13 14:50:26    
Đôi điều về sự cọ xát thương mại hàng dệt may giữa Trung Quốc và Âu Mỹ

cri
Thời gian gần đây , sự cọ xát thương mại hàng dệt may giữa Trung Quốc với Mỹ và Liên minh Châu Âu đã thu hút sự quan tâm theo dõi chặt chẽ của các bên hữu quan . Trước hết là Mỹ và Liên minh Châu Âu đưa ra quyết định hạn chế một số mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc , tiếp đó là chính phủ Trung Quốc áp dụng biện pháp tương ứng , xóa bỏ thuế quan xuất khẩu đối với một số mặt hàng dệt may , sự cọ xát hàng dệt may xuất hiện xu thế leo thang . Thế nhưng tình hình mới đây cho thấy , sự cọ xát thương mại hàng dệt may giữa Trung Quốc với Âu Mỹ đã có xu thế dịu đi . Các bên hữu quan đều bày tỏ không muốn vấn đề này ảnh hưởng tới đại cục quan hệ kinh tế thương mại .
Hiện nay , những ảnh hưởng tiêu cực đối với quan hệ kinh tế-thương mại Trung Quốc và Âu Mỹ do việc hạn chế hàng dệt may Trung Quốc mang lại đã rất nổi bật , trực tiếp phương mại tới ngành dệt may Trung Quốc .
Tỉnh Triết Giang miền đông Trung Quốc là tỉnh sản xuất hàng dệt may nhiều nhất Trung Quốc , kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Trung Quốc . Khi làm việc tại thành phố Thiệu Hưng , thành phố lớn về hàng dệt may ở tỉnh Triết Giang , phóng viên chú ý đến việc Mỹ và Liên minh Châu Âu lần lượt hạn chế hàng dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của các doanh nghiệp địa phương . Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tại nhà máy , bà Phụ A Định , người phụ trách doanh nghiệp dệt may lớn nhất ở địa phương cho biết :
" Trong tình hình này , lượng sản xuất hàng dệt may của doanh nghiệp chúng tôi đã giảm một nửa , chúng tôi không nắm bắt được sau này sẽ có được bao nhiêu đơn đặt hàng ,. "
Bà Phụ A Định cho biết , 90% sản phẩm của doanh nghiệp xuất sang thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu , hiện nay họ hạn chế những mặt hàng dệt may Trung Quốc đã gây tổn hại 2 triệu đô la Mỹ cho chúng tôi .
Cùng với việc này , cách làm của Liên minh Châu Âu và Mỹ hạn chế một số danh mục hàng dệt may Trung Quốc không được người tiêu dùng Âu Mỹ chấp nhận . Tại Brúc-xen , thủ đô Bỉ , bà Đờ-nốt đang mua hàng ở siêu thị Ca-rê-phô cho phóng viên biết :
" Về mức độ nào đó , tôi cho rằng , lượng hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu tăng trưởng nhanh không nghiêm trọng như thế . Liên minh Châu Âu cũng đang cố gắng giành được thương mại tự do cho hàng dệt may của mình , vì vậy , Liên minh Châu Âu nên chấp nhận hiện trạng này mới đúng . khi mua quần áo , tôi không để ý nó xuất sứ từ đâu . Miễn là mua được sản phẩm chất lượng tốt , giá phải chăng và có sức cạnh tranh là được . "
Đối với vấn đề hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang Âu Mỹ có ảnh hưởng tới ngành dệt may Âu Mỹ hay không , một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc giữ thái độ phủ định . Chủ tịch Hiệp hội dệt may Trung Quốc Cao Dũng nêu rõ , 10 năm trước , Hiệp nghị của Tổ chức thương mại thế giới về hàng dệt may và quần áo đã quy định rõ ràng , các nước đang phát triển nên xóa bỏ theo từng giai đoạn hạn ngạch đối với hàng dệt may và quần áo trong 10 năm . Thế nhưng một số nước Âu Mỹ dồn 70-90% hạn ngạch vào phút chót mới tập trung xóa bỏ , chứ không căn cứ yêu cầu của hiệp định từng bước xoá bỏ hạn ngạch . Đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến lượng xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Trung Quốc tăng trưởng mạnh .
Để phòng ngừa hàng dệt may xuất khẩu tăng trưởng mạnh sau khi hạn ngạch hết hiệu lực , tháng 1 và tháng 5 năm nay , chính phủ Trung Quốc đã hai lần tuyên bố tăng thuế quan xuất khẩu đối với một số mặt hàng dệt may , thuế quan xuất khẩu của không ít hàng dệt may Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần so với trước đây . Cùng với việc thực thi những biện pháp này , lượng xuất khẩu hàng dệt may sang Âu Mỹ đã xuất hiện xu thể giảm .
Thế nhưng Âu Mỹ vẫn không thoả mãn trước cách làm chủ động hạn chế lượng xuất khẩu của Trung Quốc . Để cản trở hàng dệt may Trung Quốc tràn vào , họ đã áp dụng những biện pháp hạn chế . Để ứng phó với những biện pháp nàỵ , Trung Quốc đành phải xóa bỏ thuế quan xuất khẩu vừa tăng thêm đối với những mặt hàng dệt may bị Âu Mỹ hạn chế .
Tại một buổi họp báo diễn ra tại Bắc Kinh cách đây không lâu , bộ trưởng thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai đã trình bày thái độ của Trung Quốc về việc giải quyết sự cọ xát thương mại hàng dệt may với các phương tiện thông tin đại chúng . Bộ trưởng Bạc Hy Lai nói :
" Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Trung Âu và quan hệ Trung Mỹ . Chúng tôi mong trên cơ sở bình đẳng hữu nghị , không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị với giới thương mại Mỹ và Liên minh Châu Âu . Trung Quốc mong thông qua thương lượng nghiêm túc xử lý ổn thoả vấn đề hàng dệt may với Liên minh Châu Âu và Mỹ . "
Nhân sĩ trong ngành cho rằng , giải quyết sự cọ xát thương mại hàng dệt may giữa Trung Quốc với Âu Mỹ qua phương thức thương lượng là sự lựa chọn hiện thực và sáng suốt đối với các bên hữu quan .