Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-13 11:44:31    
Khu vực dân tộc thiểu số đi lên con đường phát triển nhanh chóng

cri

Nghe Online

Anh Vưu Lợi Quân là người dân tộc Hô-chê sống ở bờ sông U-xu-li miền đông bắc Trung Quốc. Dân tộc Hô-chê là một trong những dân tộc thiểu số Trung Quốc có dân số tương đối ít, chỉ có hơn 4000 dân. Trước kia họ sống bằng đánh cá, phương thức sản xuất và điều kiện cuộc sống hết sức đơn giản. Anh Quân nói, tình hình hiện nay đã khác hẳn so với trước kia. Anh nói:

"Cơ sở hạ tầng ở làng chúng tôi phát triển khá nhanh trong năm qua. Chúng tôi xây dựng đường ô-tô, xây dựng cây cầu, xây dựng làng xã, xây dựng đường ống dẫn nước máy, lắp truyền hình cáp, lắp điện thoại. Ở xã có công viên, môi trường sống khá tốt, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao nhiều."

Sở dĩ làng anh Quân xuất hiện những thay đổi như anh Quân vừa giới thiệu là vì một chính sách được đưa ra mấy năm qua, chính sách đó nhằm giúp đỡ những dân tộc thiểu số có dân số không đến 100 nghìn như dân tộc Hô-chê.

Trung Quốc là một đất nước thống nhất gồm 56 dân tộc. Ngoài dân tộc Hán ra, 55 dân tộc khác có dân số tương đối ít so với dân tộc Hán được gọi là dân tộc thiểu số, tất cả có 100 triệu dân. Trong đó, 22 dân tộc có dân số ít hơn, tổng dân số trên dưới 600 nghìn. Họ đa số cư trú ở khu vực biên cương, giao thông không tiện lợi, môi trường tự nhiên xấu, họ là những người cần sự quan tâm nhiều hơn trong dân tộc thiểu số.

Vì vậy, chính phủ đặc biệt ấn định hàng loạt chính sách và biện pháp, ví dụ, gần đây Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua "Quy hoạch phát triển giúp đỡ dân tộc có dân số tương đối ít" dành cho những dân tộc này. Sau khi tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu, cơ quan hữu quan ấn định biện pháp giúp đỡ, tức là giúp đỡ từng làng một, giải quyết các khó khăn về lắp điện, xây dựng đường ô-tô, lắp đường ống dẫn nước máy. Mục tiêu là tranh thủ khiến đồng bào dân tộc thoát khỏi tình trạng nghèo khó trong vòng 5 năm.

Nhằm vào tình hình tổng thể khu vực dân tộc tương đối lạc hậu, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, chiến lược phát triển miền tây được khởi động 5 năm trước đã phát huy tác dụng rất lớn về mặt thu hẹp khoảng cách giữa khu vực. Ông Mâu Bản Lý, phó chủ nhiệm Ủy ban công việc dân tộc nhà nước Trung Quốc cho biết, trong tương lai chính phủ sẽ áp dụng hàng loạt biện pháp cụ thể tăng nhanh tốc độ phát triển của khu vực dân tộc. Ông Lý nói:

"Chính phủ Trung Quốc không những ra sức giúp đỡ khu vực dân tộc tăng nhanh phát triển về mặt vốn, mà còn giúp đỡ khu vực dân tộc tăng nhanh phát triển kinh tế về mặt kỹ thuật, nhân tài, thông tin, chính sách. Chính phủ trung ương coi trọng cao độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực dân tộc, xây dựng đường sắt, đường cao tốc, công trình viễn thông, công trình thủy lợi, khiến tình trạng cơ sở hạ tầng được cải thiện nhiều."

Theo ông Lý giới thiệu, thông qua nhà nước đầu tư quy mô, khu vực dân tộc phát huy ưu thế về bông, mía, thuốc lá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, than đá v.v., thực lực kinh tế không ngừng được tăng mạnh, mức sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao nhiều. Theo con số thống kê, trong 5 năm qua, tổng giá trị sản xuất ở khu vực dân tộc thực hiện tốc độ tăng trưởng bình quân 10% hàng năm, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số được tăng gấp đôi, mức tăng xếp hàng đầu trong toàn quốc.

Thanh niên nam nữ dân tộc Động sống ở vùng núi miền nam Trung Quốc thường hát đối vào buổi tối. Cứ vào buổi tối có trăng sáng gió mát, chàng trai ở làng dân tộc Động sẽ tụm ba tụm bẩy , chơi đàn tỳ bà, vừa đi vừa hát, cùng nhau đến làng lân cận tìm cô gái hát đối. Tìm hiểu nhau qua tiếng hát là phương thức tìm hiểu nhau chỉ có của dân tộc Động, sở dĩ phong tục chất phác này được duy trì đến bây giờ cũng là vì chính phủ Trung Quốc dốc sức vào việc bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số.

Theo đà kinh tế phát triển, văn hóa đặc biệt của một số dân tộc thiểu số bị tấn công, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để giúp đỡ thu tập, chỉnh lý, bảo vệ và kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số. Ví dụ, dân tộc Động là một dân tộc hết sức ưa thích hát, bài hát dân tộc nhiều bè do họ hát từ thế hệ này sang thế hệ kia nổi tiếng khắp thế giới, chính phủ bèn tổ chức chuyên gia thu tập nhạc phổ, đào tạo nhân tài trình diễn, và sẽ xin đăng ký di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Về mặt sử dụng và bảo vệ tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số, chính phủ cũng đã áp dụng nhiều biện pháp. Trong Hiến Pháp và "Luật tự trị khu vực dân tộc" có quy định rõ ràng về quyền lợi ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số đều có tự do sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, họ có nhiều lựa chọn, vừa có thể sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vừa có thể sử dụng tiếng nói và chữ viết toàn quốc thông dụng, vừa có thể dùng cả tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình lẫn tiếng nói và chữ viết toàn quốc thông dụng. Ông Chu Duy Quần, quan chức hữu quan giới thiệu rằng:

"Chúng tôi một mặt tạo môi trường tốt về các mặt kinh tế, xã hội để đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, mặt khác khuyến khích thực hiện dạy học song ngữ trong trường học, tức là đồng thời thực hiện dạy học cả tiếng nói và chữ viết toàn quốc thông dụng lẫn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình đối với thanh thiếu niên. Thực tế chứng minh, dạy học song ngữ có lợi cho dân tộc thiểu số phát triển nhanh hơn, có lợi cho nâng cao tố chất tổng hợp của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là thanh thiếu niên."

Hiện nay, toàn quốc có 13 trường đại học dân tộc, số sinh viên trong trường vượt quá 120 nghìn. Về môn học và chuyên môn, trường đại học dân tộc có đặc sắc rõ nét của mình, 70% sinh viên đều là người dân tộc thiểu số. Được biết, hiện nay, trong 3 triệu cán bộ người dân tộc thiểu số toàn quốc, có một bộ phận đáng kể tốt nghiệp từ các trường học dân tộc này, họ đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển khu vực dân tộc.