Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-09 20:42:08    
Thị trấn nhỏ Mã Tung Sơn biên giới Trung Mông

cri

Thị trấn Mã Tung Sơn (núi Bờm ngựa) nằm ở biên giới TQ Mông Cổ, là huyện tự trị Mông Cổ thành phố Tửu Tuyền Cam Túc TQ. Nhìn vào bản đồ, diện tích thị trấn chiếm một nửa của huyện, bằng khoảng diện tích của tỉnh Giang Tô.

Nơi sở tại chính quyền thị trấn Mã Tung Sơn gọi là suối Công Pha, cũng gọi là suối Ông Bà, ý là hai suối liền nhau, suối lớn là suối ông, suối nhỏ là suối bà. Trên bản đồ TQ từng có ghi suối Ông Bà, hiện nay ghi là Mã Tung Sơn; hiện nay, xe buýt đến thị trấn Mã Tung Sơn vẫn ghi là chuyến xe "Tửu Tuyền—suối Công Pha".

Đã bước sang trung tuần tháng 3, nhưng khí hậu ở đây vẫn rất lạnh, gió lạnh thổi như cắt da.

Nước dùng của thị trấn dựa vào suối Ông Bà, điện thắp sáng dựa vào tổ máy phát điện lợi dụng sức gió. Góc đông bắc, góc tây nam thị trấn, mỗi nơi có một tổ máy phát điện dùng sức gió, tiếng cánh quạt quay trước gió nghe rào rào rất vui tai.

Thị trấn có khoảng một chục toà nhà tầng và mười mấy ngôi nhà một tầng tạo thành hai dãy phố có một ngã tư duy nhất, dãy phố chạy theo hướng đông tây dài khoảng 300 mét, hướng nam bắc dài khoảng 200 mét. Trong phố phần lớn đều là nhà hàng, nhà trọ, mặt tiền đều không lớn lắm.

Giữa ngã tư có dựng một tấm bia và tượng ba con cừu, trên bia có dùng chữ Mông Cổ và chữ TQ khắc chữ "Thành Tam Dương" (thành phố ba con cừu) và "Hoà Thái Vinh Hưng". Con cừu màu đỏ, chân đạp trên bia đá, ngẩng cao đầu, trông rất oai vệ. Hỏi người dân địa phương, được biết cừu đỏ gọi là "Cừu bắc"; ba con cừu lần lượt là cừu bố, cừu mẹ và cừu con—tượng trưng cho sự hoà mục gia đình, thị trấn bình an, kinh tế phồn thịnh, gia súc đầy chuồng.

Vật kiến trúc cao nhất đẹp nhất là nhà trường, một toà lầu bốn tầng, có thể để 300-400 học sinh đến học. Hiện nay, kể cả lớp vỡ lòng chỉ có 40 học sinh, 20 thầy cô giáo.

Đường phố rất sạch, hai bên đường có đỗ nhiều xe việt dã nhập khẩu và trong nước. Qua tìm hiểu được biết, người dân chăn nuôi của cả thị trấn hầu như nhà nào cũng có xe. Họ đều không học gì cả, cứ ngồi lên là biết lái xe; lái xe đi chăn nuôi trên sa mạc và thảo nguyên rộng mênh mông bát ngát cũng là chuyện rất lý thú.

Na-ren-na là Phó Chủ tịch thị trấn Mã Tung Sơn, tốt nghiệp đại học sư phạm Nội Mông, làm qua nghề giáo và cán bộ văn hoá giáo dục y tế. Theo bà, cả thị trấn có hơn 1200 dân số thường trú, một nửa là dân chăn nuôi, một nửa là công nhân mỏ sắt, mỏ than, phần lớn phân bố rải rác ở sâu trong sa mạc và đồi núi rộng lớn. Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn là hơn 6 nghìn nhân dân tệ; hầu như người dân chăn nuôi nào cũng có điện thoại di động, nếu hãn hữu gặp một máy điện thoại cố định ở nhà, thì số máy của nó cũng giống điện thoại di động là mười một số.

Anh Đa-bu từng làm cảnh sát vũ trang, có nhà ở thị trấn, nơi chăn nuôi cũng có nhà. Anh có một xe tải và một xe díp Bắc Kinh. Hơn 700 con cừu thuê một người chăn nuôi hộ, mình thì lái xe tải chở quặng, thu nhập một năm mấy chục nghìn đồng.

Được biết, người dân chăn nuôi ở thị trấn hầu như đều giống anh Đa-bu, thuê người bên ngoài đến hộ chăn nuôi, mình thì đi làm kinh tế. Không ít cô gái cũng lái xe tài "Đông Phong", chở quặng chở than, thu nhập rất khá .