Những ngày này Bắc Kinh mưa nhiều, mây đem mịt mùng, trời đất âm u. Do vậy mà đêm nay không phải là đêm trăng rằm sáng tỏ, thế nhưng trong lòng của mỗi chúng ta đều có vầng trăng rất riêng của mình. Lâu nay Ngọc Ánh rất tâm đắc với vầng trăng, bởi vì qua ánh trăng có thể suy tưởng đến rất nhiều chuyện. Nhiều lần Ngọc Ánh rất muốn giới thiệu với các bạn những vần thơ những bài thơ , những bài ca bản nhạc viết về vầng trăng. Bởi vì vầng trăng không những đã từng rọi chiếu chứng kiến quang cảnh trần gian của người đời xưa, không những khiến chúng ta tuy ở cách xa nhau muôn vạn rặm vẫn có thể chung hưởng ánh sáng của một vầng trăng, mà còn vì ánh trăng thường rọi vào phòng phát thanh cùng Ngọc Ánh và các bạn cùng gặp gỡ nhau qua làm sóng điện trên không trung bao la. Trong đêm không có ánh trăng, Ngọc Ánh xin dẫn các bạn đến với vầng trăng trong ấn tượng.
Bạn hãy nhắm mắt tưởng tượng mà xem, phải chăng trong lòng bạn vầng trăng lúc này sao mà xa xôi, nhưng ánh trăng vẫn có thể rọi xuống mỗi chúng ta vào bất cứ thời điểm nào và lúc nào, chính vầng trăng rất xa lại gần và rất quen thuộc đó thường được đưa vào nhiều truyền thuyết. Ngọc Ánh nhớ rằng hồi nhỏ từng nghe ông chuyện Hằng Nga lên cung trăng, nàng Hằng Nga xinh đẹp vì ăn vụng thuốc tiên, nên từ đó buộc phải từ giã trân gian và người yêu tên là Hậu Dĩ, bị đày lên cung trăng lạnh lẽo, buộc phải sống trong năm tháng cô đơn với những dòng nước mắt ân hận. Ngoài ra còn có chuyện nàng Hằng Nga, chú Cuội và goốc đa nữa v v ...
Sau khi lớn lên, tuy biết rằng đó chẳng qua chỉ là truyền thuyết xa xưa, nhưng nhiều khi Ngọc Ánh thường thầm hỏi, vậy mặt trăng là gì nhỉ?
Chắc nhiều bạn đều biết Lý Bạch là nhà thơ thời Đường Trung Quốc nổi tiếng, ông là một torng những nhà thơ rất tâm đắc với mặt trăng, nhiều bài thơ nổi tiếng của ông đều có viết về vầng trăng, trong mắt Lý Bạch, vầng trăng có nội hàm vô tận và phong phú, đó là nỗi sầu nhớ quê, là tình yêu lứa đôi, là tình bạn, là tất cả mọi niềm mơ ước.
Tiểu thời bất thức nguyệt,
Hoán tác bạch Ngọc bàn.
Hữu nghi dao đài kính,
Phi tại thanh vân đoan.
Đây là bài thơ "Cổ lang nguyệt hành" của Lý Bạch.
Đại ý bài thơ này là:
Thủa nhỏ không biết trăng là gì
Ngỡ trăng là chiếc đĩa bạch ngọc
Sau ngỡ trăng là gương của thiên mẫu trên trời,
Lạc bay vào áng mây xanh.
Tại Trung Quốc, khi đứa bé mới bập bẹ tập nói, người lớn đã dạy cho nó bài thơ "Tĩnh dạ tư" của Lý Bạch được truyền ngàn năm, bài thơ này đã gắn liền vầng trăng với quê hương, từ đó trong thế giới tình cảm của người Trung Quốc, vầng trăng đã trở thành hình tượng của nội hàm tình cảm, của nỗi sầu nhớ quê.
Sàng tiền ninh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Dịch thơ rằng:
Đầu giường chợt thấy bóng trăng
Mập mờ trên đất ngỡ rằng sương sa
Ngửng đầu trông vẻ gương nga
Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn
Trong thơ của Lý Bạch thường có những từ viết trăng: ôm nguyệt , gửi nguyệt, vấn nguyệt, say nguyệt, mời nguyệt v v ... thế nhưng, Lý Bạch vẫn thích du nguyệt hơn, ví dụ như bài thơ sau đây:
Tú sắc bất khả danh
Thanh Huy mãn giang thành
Nhân du nguyệt biên khứ
Châu tại không trung hành
Đại ý bài thơ này rằng:
Ánh trăng toả sáng dòng sông thành phố ven sông cảnh sắc quá đẹp, đến nỗi không có từ ngữ gì để hình dung, người như đang bơi về phía lưỡi trăng con thuyền như đang bơi trong không trung.
|