Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-06-03 11:42:59    
Thế vận hội Men-bơn lần thứ 16 năm 1956--2

cri
Cuộc thi điều khiển ngựa diễn ra từ ngày 10—17 tháng 6, có 158 vận động viên của 29 quốc gia và khu vực tham gia, trong đó có 13 nữ vận động viên. Trước khi diễn ra thi đấu cũng tổ chức lễ khai mạc, đốt cháy lửa thiêng và vận động viên tuyên thệ.

Thế nhưng Ban tổ chức Xtốc-Khôm đã tổ chức nghi lễ như một hế vận hội độc lập. Bởi vậy mặc dù cuộc thi rất thành công nhưng vẫn bị dư luận phê bình, cho rằng hai quốc gia cùng tổ chức một thế vận hội sẽ làm cho thế vận hội không hoàn chỉnh, mong sau này không để xảy ra trường hợp tương tự.

Thế vận hội lần này cả thảy có 17 môn thi đấu với 145 nội dung thi, có điền kinh, bơi lội, cử tạ, xe đạp, bắn súng bóng rổ, bóng đá, khúc côn cầu, thể dục dụng cụ, đấu kiếm, 5 môn hiện đại, vật, quyền anh, đua thuyền, đua xuồng, thuyền buồm và điều khiển ngựa. Có 3184 vận động viên của 67 quốc gia tham gia thi đấu, trong đó có 371 vận động viên nữ, 2813 vận động viên nam. Các nước Ai-cập, Tây ban Nha, Hà Lan và Thụy Sĩ tham gia môn kiều khiển ngựa tại Xtốc-khôm. Các nước và khu vực lần đầu tiên tham gia thế vận hộicó Kê-ni-a, Căm-pu-chia, Li-bê-ri-a, Ma-lai-xi-a, U-gan-đa, Phi-gi, Ê-ti-ô-pi-a. Đoàn Mỹ là đông nhất với 298 vận động viên, Ô-xtrây-li-a 287, Liên Xô 283.

Sau hơn 5 tháng diễn ra cuộc thi điều khiển ngựa, Thế vận hội lần thứ 16 đã chính thức khai mạc ngày 22-11 tại sân vận động Men-bơn có sức chứa 104 nghìn khán giả. Toàn quyền Ô-xtrây-li-a đã tuyên bố khai mạc Thế vận hội. Ngọn lửa thiêng lần đầu tiên được dùng máy bay chuyển tới Thế vận hội với hành trình hơn 20 nghìn km.

Tại lễ khai mạc, vận động viên điền kinh Ô-xtrây-li-a Rôn Clác-ke thắp cháy lửa thiêng. Anh từng 17 lần lập kỷ lục thế giới trong môn chạy đường trường, đoạt huy chương đông chạy 10 nghìn mét tại thế vận hội lần thứ 18 năm 1964, được coi là cơn lốc Clác-ke. Một vận động viên khác của nước chủ nhà đã thay mặt các vận động viên tuyên thệ.