Thế vận hội Men-bơn lần thứ 16 diễn ra tại Men-bơn Ô-xtrây-li-a từ ngày 22-11 đến ngày 8-12 năm 1956. Có 10 thành phố xin đăng cai thế vận hội lần này, ngoài Men-bơn ra còn có Bu-ê-nốt-ai-rét; thành phố Mê-hi-cô; Môn-tơ-rê-an Ca-na-đa; Đi-tơ-roi, Lốt An-giơ-lét, Xan-phrăng-xi-xcô, Phi-la, Chi-ca-gô Mỹ...
Tại hội nghị Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế năm 1949 tại Rô-ma, Men-bơn giành được quyền đăng cai. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế vận hội được tổ chức ngoài hai đại châu: châu Âu và châu Mỹ.
Men-bơn là thành phố lớn thứ hai của Ô-xtrây-li-a sau Xít-ni, là thành phố cảng và du lịch. Thế vận hội lần này vốn dự định diễn ra vào tháng 2, lúc đó là mùa hè của Ô-xtrây-li-a. Nhưng Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế cho rằng thời điểm này đúng vào lúc vận động viên của phần lớn các nước đang trong mùa nghỉ, không có lợi cho lập thành tích. Qua thương lượng quyết định tổ chức từ ngày 22-11 đến ngày 8-12 năm 1956. Đây là thế vận hội được tổ chức muộn nhất trong lịch sử Ô-lim-pích, vận động việc của nhiều nước vẫn phải điều chỉnh chương trình tập luyện để thích ứng.
Khác với các thế vận hội lần trước, cuộc thi điều khiển ngựa đước tổ chức tại Xtốc-khôm, một đại châu khác. Sở dĩ như vậy là vì tại hội nghị ủy ban Ô-lim-pích quốc tế năm 1951 tại Viên, Men-bơn đột ngột đề xuất Ô-xtrây-li-a không thể tổ chức môn thi điều khiển ngựa như các kỳ thế vận hội trước đây. Nguyên nhân là theo luật pháp nước này súc vật của bất cứ nước nào sau khi nhập khẩu đều phải cách ly kiểm dịch trong 6 tháng, trong khi đó ngựa dùng trong thi đấu phải thường xuyên huấn luyện với người điều khiển, cách ly 6 tháng sẽ làm gián đoạn việc tập luyện, không thể tham gia thi đấu.
Sau khi cuộc thương lượng với Ô-xtây-li-a về vấn đề nhập cảnh của ngựa đổ vỡ, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế quyết định đổi cuộc thi điều khiển ngựa tới Xtốc-khôm Thụy Điển tổ chức, còn các môn thi đấu khác không có gì thay đổi. Bởi vậy thế vận hội lần này thực tế là tổ chức tại các nơi khác nhau và trong thời gia khác nhau, đây là điều hiếm có trong lịch sử thế vận hội.
|