Mỗi khi nhìn thấy tên của đồng bào dân tộc thiểu số và tên dân tộc, thì những hình tượng như núi xanh nước biếc, khói nghi ngút trên đồng cỏ mênh mông, bản làng cổ xưa, chữ viết huyền bí, ca múa nhiệt tình, nghệ thuật chất phác v.v. đều hiện lên trước mắt. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có sức cuốn hút như đá nam châm.
Văn hóa là linh hồn và cá tính của một dân tộc. Các nền văn hóa rực rỡ, đầy cá tính rõ rệt do các dân tộc Trung Quốc sáng tạo đã hình thành nền văn minh Trung Hoa vĩ đại.
Như quan hệ tương hỗ giữa các loài trong giới tự nhiên, văn hóa của các dân tộc cũng là một hệ thống sinh thái văn hóa, có khi, mọi người có lẽ không thể hoàn toàn hiểu biết văn hóa của dân tộc khác, không biết văn hóa đó đã phát huy tác dụng như thế nào, cũng không biết văn hóa đó đang và sẽ phát huy tác dụng như thế nào. Nhưng có lẽ chính vì mọi người không hiểu biết, cho nên nó đã trở thành nguyên nhân cần phải tăng cường bảo vệ hệ thống sinh thái văn hoá.
Chúng ta hãy lấy Tạng dược làm ví dụ, nó không được thế giới bên ngoài hiểu biết trong thời gian dài, nhưng hiện nay nó đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, mọi người đều biết Tạng dược có hiệu quả điều trị đặc biệt đối với một số bệnh tật. Văn hóa cũng thế, trí tuệ chứa đựng trong văn hoá của các dân tộc có thể cung cấp bài học cho việc giải quyết một số vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở bất cứ một địa phương nào trên thế giới. Ví dụ, một số dân tộc có biện pháp rất tốt để giải quyết vấn đề phát triển hài hoà giữa con người và tự nhiên, việc này đã cung cấp tài liệu tham khảo cho việc giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đã làm nhiều công tác hữu hiệu về các mặt như tăng cường bảo vệ di sản vật chất và di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số, bảo vệ văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số, đào tạo nhân tài trong lĩnh vực nghệ thuật văn hóa dân tộc thiểu số v.v. Những biện pháp nói trên đã phát huy tác dụng thúc đẩy tích cực đối với việc xoa dịu vấn đề thiếu hụt nhân tài văn hóa ở khu vực dân tộc thiểu số, tăng cường chức năng tự đào tạo. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng phát hiện, văn hóa truyền thống của một số dân tộc thiểu số đang dần dần mất đi, không ít nghệ thuật dân gian không có người kế thừa, đứng trước mối đe dọa bị mất đi.
Giao lưu văn hoá là một động lực thúc đẩy văn hóa tiến bộ, sự khác biệt giữa các văn hóa là cơ sở giao lưu văn hóa. Giá trị văn hóa của mỗi dân tộc không bởi dân tộc mạnh hay yếu, không bởi dân số đông hay ít, đối với một số dân tộc có dân số tương đối ít mà nói, cũng có thể phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, cũng có thể tham gia vào xã hội hài hoà. Cho nên, truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số là một tài sản lớn.
|