Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-30 19:46:07    
Viện sĩ Đô-giê yêu thích ngành thăm dò địa chất

cri

Nghe Online

Năm 2001, nhà khoa học Đô-giê, người dân tộc Tạng được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm công trình Trung Quốc, trở thành viện sĩ đầu tiên của Tây Tạng.

Viện sĩ Đô-giê ra đời trong một gia đình nông dân ở một làng hẻo lánh ở Tây Tạng. Thập niên 70 thế kỷ 20, ông Đô-giê ngoài 20 tuổi rời khỏi làng mà ông cha chưa bao giờ đi xa, một mình đến Thành Đô, thành phố miền tây nam Trung Quốc học đại học, và chọn học môn thăm dò địa chất.

Kể đến tại sao lựa chọn chuyên môn thăm dò địa chất, một chuyên môn vừa ít người chú ý đến vừa gian khổ, ông Đô-giê nói:

"Từ thuở nhỏ tôi đã thích tìm hiểu kiến thức về ngành thăm dò địa chất, vì tôi nhìn thấy rất nhiều người đến Tây Tạng nghiên cứu địa chất. Họ làm việc rất chăm chú, tôi nghĩ công tác này chắc rất thú vị."

Ông Đô-giê vóc dáng không cao, gương mặt găm đen luôn có nụ cười khiêm tốn. Ông Đô-giê nói, cuộc sống đại học 4 năm vừa phong phú vừa vui vẻ, ông học hàng loạt kiến thức về thăm dò địa chất và bảo vệ môi trường, đặt nền móng vững chắc cho mình sau này làm công tác thăm dò địa chất.

Sau khi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, ông Đô-giê trở về quê hương và thoả nguyện làm công tác địa chất. Lúc đó, Tây Tạng đứng trước vấn đề thiếu hụt năng lượng, phát điện chủ yếu dựa vào năng lượng địa nhiệt. Ông Đô-giê làm việc trong Đội địa nhiệt Tây Tạng, không lâu, với tư cách là người phụ trách kỹ thuật, ông dẫn các bạn đồng nghiệp triển khai cuộc thăm dò địa chất địa nhiệt và giành được thành tích tốt.

Với biểu hiện xuất sắc, ông Đô-giê giành được nhiều cơ hội đào tạo thêm. Sau khi công tác không lâu, ông được cử đến Bắc Kinh học ngoại ngữ. Một năm sau, ông sang I-ta-li-a và Mỹ học thêm những kỹ thuật liên quan về chuyên môn thăm dò địa chất.

Ông Đô-giê hết sức phấn khởi bởi học được kiến thức phong phú ở nước ngoài. Sau khi trở về quê hương, ông tập trung sức lực vào công tác thăm dò địa chất. Thập niên 90 thế kỷ trước, chuyên gia trong và ngoài nước bắt đầu tranh luận về trữ lượng địa nhiệt ở giếng Dương Bát ở huyện Đam-xung thành phố La-xa Tây Tạng. Đa số chuyên gia nêu ra quan điểm không thể đào giếng sâu ở giếng Dương Bát, ông Đô-giê lại cho rằng, ở giếng Dương Bát không những tồn tại chất lỏng nhiệt độ cao có thể khai thác, mà còn có trữ lượng rất lớn, có thể đào giếng sâu. Thực tế chứng minh quan điểm của ông Đô-giê là đúng. Công tác thăm dò tài nguyên địa nhiệt ở giếng Dương Bát do ông Đô-giê dẫn đầu thu được bước đột phá quan trọng. Hiện nay, giếng sâu nhiệt độ cao ở giếng Dương Bát đã trở thành một giếng có tài nguyên địa nhiệt có thể khai thác với nhiệt độ cao nhất, lưu lượng nhiều nhất.

Ông Tsơ-ring Đa, cục trưởng Cục thăm dò và phát triển địa chất khoáng sản Khu tự trị Tây Tạng làm công tác thăm dò địa chất ở Tây Tạng đã lâu, là bạn đồng nghiệp lâu năm của ông Đô-giê. Ông Tsơ-ring Đa nói, ông Đô-giê là một người cần cù chịu khó, khi ông đã quyết định làm việc gì, thì ông nhất thiết làm cho bằng được. Ông Trơ-ring Đa kể một chuyện như sau: mùa đông năm 1988, ông Đô-giê đến khu vực Nga-ri tìm khoáng sản. Khu vực Nga-ri là nơi có độ cao so với mặt biển cao nhất trên thế giới, nên mùa đông hết sức rét buốt. Hơn nữa đường đến khu vực Nga-ri vừa xa xôi vừa khó đi, điều kiện rất gian khổ. Nhưng ông Đô-giê không những đã đến, mà còn phát hiện một mỏ vàng. Ông Tsơ-ring Đa nói:

"Thực ra, lúc đó Đô-giê cũng biết làm việc trong điều kiện như vậy hết sức gian nan. Sau khi về, một lần Đô-giê trò chuyện với tôi và cho biết, đến một nơi vắng bóng người và hết sức rét buốt, không những triển khai công tác rất khó, mà còn cảm thấy hoàn cảnh thật là khủng khiếp."

Nhưng ông Đô-giê đã kiên trì làm xong công tác. Ông phát hiện một mỏ vàng lớn với trữ lượng vàng trên 10 tấn, là mỏ vàng có quy mô lớn nhất được phát hiện ở Tây Tạng cho đến bây giờ.

Ông Đô-giê từng có một gia đình đầm ấm, có vợ duyên dáng lịch sự, có con gái xinh đẹp. Nhưng, vì thường phải đi dã ngoại công tác, không thể chăm sóc gia đình, 10 năm trước, vợ ông không thể gánh chịu gánh nặng gia đình nữa, nêu ra yêu cầu ly hôn. Cho đến bây giờ, việc này vẫn là một nỗi đau khổ đối với ông, vì ông yêu tha thiết vợ và con mình. Nhưng khi đứng trước công tác, ông không thể nào thuyết phục mình không cố gắng.

Trong lòng các bạn đồng nghiệp, ông Đô-giê là người có thể từ bỏ mọi thứ mình có vì công tác thăm dò địa chất. Ông Lý Thanh Ba, đồng nghiệp của ông Đô-giê nói:

"Đô-giê là một người khá khiêm tốn, làm việc rất chăm chỉ. Thứ hai, Đô-giê có tinh thần trách nhiệm rất cao, các dự án hay báo cáo học thuật do Đô-giê làm đều thể hiện rõ thái độ khoa học nghiêm chỉnh. Thứ ba, cuộc sống của Đô-giê rất giản dị. Tuy thường công tác ở hoàn cảnh núi cao hoặc hoang mạc, nhưng Đô-giê chưa bao giờ nêu ra yêu cầu gì. Thứ tư, Đô-giê có tinh thần yêu nghề rất cao, thường làm thêm để hoàn tất công tác."

Hơn 20 năm nay, từ vùng thưa dân ở miền bắc Tây Tạng đến vùng núi cao và thung lũng hẹp ở miền nam Tây Tạng đều có dấu chân ông Đô-giê, ông hầu như đã đi khắp Tây Tạng. Ông nổi tiếng trong ngành thăm dò địa chất Tây Tạng bởi tinh thần cần cù chịu khó, và đã nhận được sự đền bù to lớn. Báo cáo thăm dò phát triển địa nhiệt ở giếng Dương Bát Tây Tạng do ông Đô-giê chủ biên nhận được giải thưởng quốc gia. Ngoài ra, ông còn là một trong những nhà đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản đầu tiên Trung Quốc, là một trong những số ít thành viên Trung Quốc thuộc Hội địa nhiệt quốc tế.

Khi trả lời phỏng vấn, ông Đô-giê nói rất ít về bản thân mình, ông cảm thấy mình không có thành tựu vĩ đại gì đáng nói. Nhưng khi phóng viên trò chuyện với ông về tình hình khoáng sản địa chất ở Tây Tạng, ông nói nhiều. Khi nghe viện sĩ Đô-giê giới thiệu tình hình địa chất Tây Tạng, phóng viên cảm thấy, cuộc sống của ông Đô-giê hết sức giản dị, ngoài công tác thăm dò khoáng sản địa chất ra, ông không có sở thích khác; nhưng cuộc sống của ông lại rất phong phú, mỗi mảnh đất ở cao nguyên Thanh Tạng đều là thiên địa để ông bay liệng tự do.