Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-24 16:16:30    
Mỹ Âu áp đặt giới hạn cho hàng dệt may TQ rồi sẽ hại tới mình

cri
CRI : Sau khi huỷ bỏ hạn ngạch dệt may toàn cầu đầu năm nay, gần đây Mỹ và Liên minh châu Âu chỉ dựa vào số liệu tăng nhập khẩu quý I đã lần lượt đe doạ sẽ áp đặt giới hạn đối với hàng dệt may nhập khẩu của TQ.

Dư luận quốc tế chính trực cho rằng, nếu Mỹ Âu thực sự áp đặt giới hạn đối với hàng dệt may TQ, cuối cùng sẽ hại đến chính bản thân họ, trong đó gồm nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà đầu tư tại TQ và người tiêu dùng.

Tờ Diễn đàn quốc tế Mỹ nêu rõ, nếu Mỹ Âu cứ một mực làm theo ý mình nhằm thoả mãn cơn sốc bảo hộ mậu dịch của mình, thì hàng hóa TQ có mặt tại khắp nơi trên thế giới sẽ đắt hơn trước, những cái lợi từ hàng rẻ và đẹp của TQ mà những người tiêu dùng bấy lâu nay được hưởng sẽ không còn nữa. Không chỉ có thế, đối với Mỹ, giá trị đồng đô la sẽ vì thế mà tăng lên, khiến hàng hóa và dịch vụ của Mỹ càng đất đỏ thêm.

Báo chí châu Âu cho rằng, với tư cách là nước phát triển, ưu thế của Mỹ Âu là quyền sở hữu trí tuệ cũng như dịch vụ ngân hàng, chứng khóan, bảo hiểm v.v. chứ không phải khả năng sản xuất hàng dệt may. Nếu họ chỉ muốn thi hành tự do mậu dịch đối với sản nghiệp có ưu thế cạnh tranh của mình, nhưng lại áp dụng biện pháp hạn chế sản nghiệp có ưu thế của TQ, thực thi hai tiêu chuẩn như vậy không những không phù hợp nguyên tắc của mậu dịch quốc tế, mà còn làm tổn hại tới cái lớn hơn là quan hệ Trung Mỹ và quan hệ Trung Âu.

Giới phân tích cho rằng, Trong cuộc đàm phán về việc TQ gia nhậpTổ chức thương mại thế giới, Âu Mỹ quy định thời hạn quá độ của TQ trong nhiều lĩnh vực dài nhất là 5-7 năm. Nhưng họ lại dành cho mình 10 năm thời kỳ quá độ trong Hiệp định hàng dệt may, thậm chí duy trì 70% hạn ngạch đến giờ phút cuối cùng của 10 năm đó, cho nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cơ cấu lại ngành nghề của mình. Bây giờ lại đổ hết trách nhiệm lên đầu TQ, rõ ràng là không công bằng.

Để bảo vệ hoàn cảnh mậu dịch quốc tế bình thường về hàng dệt may, từ lâu TQ đã tăng cường hướng dẫn và kiểm soát ngành dệt may nước mình trên tầm vĩ mô, từ cuối năm 2004 đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm kiểm soát sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Gần đây, TQ lại tuyên bố từ ngày 1-6 điều chỉnh tỷ lệ thuế quan đốivới hàng dệt may, nhất là một lần nữa tăng thuế xuất khẩu đối với 74 mặt hàng dệt may. Điều này cho thấy thiện chí và trách nhiệm của TQ nhằm duy trì sự phát triển bền vững của mậu dịch quốc tế về hàng dệt may.