Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-24 09:21:02    
Dân tộc Cảnh Phả

Xin Hua
Dân tộc Cảnh Phả có 119 nghìn 209 dân, chủ yếu tập trung cư trú ở tỉnh Vân Nam.

Dân tộc Cảnh Phả có 5 chi nhánh, các chi nhánh có ngôn ngữ riêng của mình. Tiếng dân tộc Cảnh Phả thuộc nhánh Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng. Ngày xưa dân tộc Cảnh Phả không có chữ viết của mình, đến cuối thế kỷ 20, họ sáng tạo ra chữ viết phiên âm trên cơ sở chữ cái La-tinh.

Ngôn ngữ trao đổi tâm hồn:

Khá nhiều gia đình dân tộc Cảnh Phả có thành viên gia đình thuộc các chi nhánh khác nhau. Thói quen truyền thống quyết định thành viên gia đình nói ngôn ngữ gì trong tình hình cụ thể. Ví dụ, khi nói chuyện với bố, con cái phải nói ngôn ngữ của chi nhánh của bố. Dù vợ chồng có thể nói ngôn ngữ của nhau, nhưng khi trao đổi, họ vẫn cứ nói ngôn ngữ của chi nhánh mình, chứ không bỏ quyền lợi nói ngôn ngữ của chi nhánh mình. Dù nói chuyện với bố hay anh chị em trao đổi với nhau, họ đều nói ngôn ngữ của chi nhánh của bố. Nhưng khi nói chuyện với mẹ, con cái phải nói ngôn ngữ của chi nhánh của mẹ. Nếu bà nội thuộc một chi nhánh khác, thì con cháu phải nói ngôn ngữ của chi nhánh của bà nội khi nói chuyện với bà nội.

Khi thanh niên nam nữ thuộc chi nhánh khác nhau tìm hiểu nhau, chàng trai luôn chủ động nói ngôn ngữ thuộc chi nhánh cô gái, để tỏ lòng yêu mến. Nhưng sau khi lấy nhau, họ lại nói ngôn ngữ của chi nhánh mình khi nói chuyện với nhau. Trong trường học, chi nhánh nào có số học sinh nhiều nhất, thì nói ngôn ngữ của chi nhánh ấy; nhưng học sinh cùng một chi nhánh trao đổi bằng ngôn ngữ của chi nhánh mình.

Ngày xưa đồng bào dân tộc Cảnh Phả từng dùng đồ vật truyền đạt tin tức. Ví dụ, truyền đi một miếng thịt có lông, có nghĩa là xẩy ra những chuyện lớn như tuyên chiến, thắng lợi trở về, tin dữ v,v. Chàng trai thường lấy lá cây gói rễ cây, que diêm, ớt và tỏi tặng cô gái để tỏ lòng yêu mến. Lá cây có nghĩa là mong được tâm sự với cô gái, rễ cây có nghĩa là lúc nào cũng nhớ, que diêm tượng trưng thái độ kiên quyết, ớt tượng trưng yêu thiết tha, và tỏi có nghĩa là mong cô gái chấp nhận tình yêu của mình. Nếu cô gái đồng ý, thì trả lại nguyên vẹn; nhưng nếu trả lại kèm theo hòn than, thì có nghĩa là từ chối. Phong tục dùng đồ vật tỏ ý này vẫn được bảo tồn ở một số vùng núi hẻo lánh.

Lễ hội "Mu-nao-dong-ke":

"Mu-nao-dong-ke" có nghĩa là "mọi người hãy ra hát muá", là lễ hội ca múa long trọng có lịch sử lâu đời của dân tộc Cảnh Phả, diễn ra vào ngày 15, 16 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Ngày rằm tháng giêng, họ dựng 4 cây cột cao khoảng 20 mét tại giữa sân. Trên cột vẽ họa tiết sặc sỡ màu sắc truyền thống, chẳng hạn như họa tiết tuyến đường, con dao lớn, hình tam giác ba cạnh đều v.v. để tượng trưng tốt lành, hạnh phúc, đoàn kết và dũng cảm.

Mười giờ sáng, lễ hội bắt đầu, mọi người vui mừng chúc rượu và tặng quà cho nhau. Hai cụ đức cao vọng trọng mặc áo dài thêu rồng, đội mũ cài lông chim công, gà rừng và răng heo rừng, dẫn đầu bà con đi quanh sân một vòng, và vái lạy cột từ tứ phía, để tỏ lòng cúng bái tổ tiên và cầu mong an ninh và mưa thuận gió hòa. Giữa sân, phụ nữ trong bộ quần áo đẹp, tay cầm khăn màu, quạt màu và ô màu, thể hiện tính cách nhiệt tình, hoạt bát của phụ nữ dân tộc Cảnh Phả. Điệu múa nhẹ nhàng cũng cho thấy vẻ đẹp của họ. Chàng trai đầu đội khăn thắt nút anh hùng, vai đeo túi màu trang sức đồ bạc, tay cầm dao, tư thế hùng dũng, điệu múa mạnh mẽ, cho thấy tinh thần anh dũng và kiên cường của họ.

Điệu múa viếng người chết:

Mỗi khi bản làng vang lên tiếng súng, bà con trong bản biết ngay có người từ trần, và còn biết người chết là đàn ông hay đàn bà theo tiếng súng là số lẻ hay số chẵn, nếu là số lẻ thì là đàn bà, nếu là số chẵn thì là đàn ông. Người thân và láng giềng biết tin sẽ mang thức ăn, rau cải và thịt thú đến viếng và giúp làm lễ tang.

Nếu người chết là thanh niên, thì không có lễ tang đặc biệt. Nếu người qua đời là người già có con cháu, thì từ tối tổ chức lễ tang, bà con trong làng và láng giềng sẽ đến cùng nhảy điệu múa viếng người qua đời thâu đêm để tỏ lòng tưởng nhớ. Tiếng hát của họ không buồn rầu, mà vui mừng. Lời hát chủ yếu có những nội dung như tại sao người phải chết, nhớ lại cung cách cư xử của người chết, và giáo dục thế hệ sau phải cư xử như thế nào, phải lao động cần cù, cảm ơn công nuôi dạy của người chết.