Nghe Online
CRI : Ý của câu thành ngữ này chỉ lấy việc trước làm gương cho việc sau.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Chiến quốc sách – Triệu Sách Nhất"
Đầu thời Chiến Quốc, nước Tấn có có một vị đại phu nắm việc chính trị và binh quyền nhà nước tên là Tri Bá, ông tự xưng là bá chủ, cưỡng bức ba nước Hàn, Triệu, Ngụy cắt nhường lãnh thổ, hai nước Hàn Ngụy do sợ Tri Bá nên đành phải cắt nhường đất đai, duy chỉ có Triệu Tương Tử là không chịu làm như vậy. Tri Bá tức giận bèn liên hợp với hai nước Hàn Ngụy xuất binh tiến đánh nước Triệu.
Triệu Tương Tử làm theo mưu kế của Trương Mạnh Đàm, ngấm ngầm liên lạc với hai nước Hàn Ngụy, bất ngờ đánh úp doanh trại quân nước Tấn, bắt sống được Tri Bá.
Trương Mạnh Đàm là người có công lớn với nước Triệu, nhưng sau đó ông lại viết đơn xin từ chức. Triệu Tương Tử cảm thấy lạ mới hỏi ông tại sao. Trương Mạnh Đàm trả lời rằng: "Tôi nghe nói, các bậc quân thần trước đây cùng nhau đánh dẹp thiên hạ, cuối cùng giành được thắng lợi là điều ta vẫn thường thấy, đây là một việc tốt đẹp. Nhưng sau khi thành công rồi, muốn khiến các bậc quân thần được bình đẳng về quyền lực, có một kết cục thỏa đáng thì làm gì có, sự việc trước kia đã như vậy, thiô người đời sau nên lấy đó là gương".
Triệu Tương Tử thấy Trương Mạnh Đàm đã nói như vậy, nên đành phải để ông ra đi. Nhạc cắt.
Hiện nay, người ta vẫn trường dùng câu thành ngữ này để chỉ việc không quên bài học trước kia, có thể lấy đó làm gương cho việc sau.
Quý vị và các bạn thính giả thân mến, trên đây Nguyễn Thanh vừa giới thiệu với quý vị và các bạn truyện thành ngữ "Tiền sự bất vong, hậu sự chi sư". Tiết mục truyện thành ngữ TQ hôm nay đến đây tạm dừng, Nguyễn Thanh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong tiết mục này tuần sau.
|