Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-25 18:04:24    
Một ngày của Ban Thiền 11 Ơ-đi-ni Kuôi-gi-da-bu

cri

Nghe Online

Trong Phật giáo Tây Tạng, Ban Thiền có nghĩa là người có kiến thức uyên bác, là một trong những lãnh tụ tôn giáo trong Phật giáo Tây Tạng, và chiếm vị trí rất cao trong lòng tín đồ. Mười năm về trước, Ban Thiền 11 Ơ-đi-ni Kuôi-gi-da-bu 5 tuổi kế vị theo nghi thức tôn giáo. Cho đến nay, 10 năm đã trôi qua, thế thì Ban Thiền 11 trưởng thành như thế nào? Cách đây không lâu, phóng viên Đài chúng tôi đã phỏng vấn và ghi lại tình hình cuộc sống một ngày của Ban Thiền.

Sáu giờ rưỡi sáng, Ban Thiền 11 đã thức dậy. Ban Thiền trước tiên lạy 3 lạy pho tượng Thích-ca-mu-ni đặt trong cung ngủ của mình, rồi bắt đầu tụng kinh, đây là việc Ban Thiền 15 tuổi làm hàng ngày từ 10 năm nay.

Năm 1995, chú bé Gi-an-tsen No-pô 5 tuổi kế vị Ban Thiền 11 Ơ-đi-ni, và bắt đầu cuộc sống tu hành tại chùa Tsa-hin-hung-pô ở Xi-ga-dê Tây Tạng.

Từ 8 giờ rưỡi đến 9 giờ rưỡi sáng hàng ngày, là thời gian Ban Thiền 11 tụng kinh và học tập kinh văn. Đây là nội dung chủ yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày của Ban Thiền. Nhà sư Giam-yang Gi-a-tsô, thầy dậy kinh văn cho Ban Thiền giới thiệu rằng:

"Nội dung tu hành của Phật giáo Tây Tạng chia thành hai bộ phận Mật Tôn và Hiển Tôn, để đạt tới trình độ nhất định là không dễ dàng, cần phải học từng bước. Nếu không học thấu hai phần này, thì không thể coi là người có kiến thức uyên bác."

Nhà sư Giam-yang Gi-a-tsô cho biết, riêng phần Hiển Tôn, cần phải mất khoảng 22 năm mới có thể học xong. Nhưng, điều khiến nhà sư Giam-yang Gi-a-tsô lấy làm vui mừng là Ban Thiền 11 vốn rất thông minh, học tập chăm chỉ, thường chỉ cần nửa năm đã có thể học xong nội dung các nhà sư khác phải mất 1 năm.

Từ 10 giờ đến 11 giờ là thời gian Ban Thiền tập biện luận kinh văn. Trong giáo dục ở chùa Phật giáo Tây Tạng, biện luận kinh văn và đọc thuộc lòng kinh văn là hai phương thức học tập chủ yếu được sử dụng phổ biến. Bằng phương thức biện luận và trả lời câu hỏi, có thể khêu gợi trí tuệ, luyện tập khẩu tài, tăng cường hiểu biết và nắm bắt nội dung kinh văn Phật giáo. Trong khi triển khai biện luận, nhà sư luôn có những động tác tay, khiến cuộc sống học tập kinh văn khô khan được tăng thêm những niềm vui. Ở chùa Tsa-hin-hung-pô, phóng viên đã chứng kiến quá trình biện luận kinh văn giữa Ban Thiền 11 và cao tăng trong chùa. Ban Thiền lúc thì cố gắng tranh luận căn cứ lý luận, lúc thì gãi đầu suy nghĩ, lúc thì mỉm cười lắng nghe. Ban Thiền cho phóng viên biết:

"Biện luận kinh văn rất có ý nghĩa. Lấy triết học làm ví dụ, triết học là một môn học rất khó hiểu. Sau khi thầy dạy kinh giảng bài xong, chúng tôi không những phải thuộc lòng, mà còn phải hiểu sâu. Chúng tôi thông qua phương thức biện luận kinh văn để bày tỏ quan điểm của mình, trao đổi với nhau, làm cho chúng tôi có thể hiểu sâu hơn. Hiểu càng nhiều, thì học càng thú vị."

Là lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng, trong khi chăm chỉ học tập kiến thức Phật học, Ban Thiền 11 còn thường xuyên chủ trì và tổ chức một số hoạt động phật giáo quan trọng. Lúc 9 tuổi, Ban Thiền 11 đã có thể sử dụng các loại công cụ dùng trong lễ phật giáo một cách thông thạo, và đọc thuộc lòng 16 nghìn chữ kinh văn. Mấy năm qua, Ban Thiền đã chủ trì một số hoạt động tôn giáo quan trọng tại những chùa chiền ở Bắc Kinh, Thanh Hải và Sơn Tây v.v.

Từ 3 giờ rưỡi chiều là thời gian Ban Thiền 11 học các môn học khác. Trong khi tiếp thu giáo dục Phật học truyền thống, Ban Thiền 11 còn phải học các môn tiếng Hán, tiếng Anh và toán học v,v. Chiều hôm đó, Ban Thiền học một tiết tiếng Anh và một tiết tiếng Hán, mỗi tiết đều kéo dài 90 phút.

Trong quá trình phỏng vấn, mọi thầy đều khen ngợi Ban Thiền 11 là một học trò giỏi vừa thông minh vừa cố gắng.

Sau khi tan lớp, Ban Thiền thích dùng máy vi tính làm bài tập thầy giao. Ngoài ra, Ban Thiền 11 còn có nhiều hứng thú đối với khoa học-kỹ thuật. Ví dụ, 2 năm trước, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái "Thần Châu 5", việc này đã gợi lòng hiếu kỳ mạnh mẽ của Ban Thiền 11. Ban Thiền còn đến tận Phòng khoa học-kỹ thuật Bắc Kinh xem mô hình tàu vũ trụ "Thần Châu 5", và yêu cầu nhân viên chuyên môn giải thích nguyên lý tàu vũ trụ.

Bẩy giờ tối là thời gian cố định Ban Thiền 11 xem chương trình thời sự truyền hình. Thông qua chương trình truyền hình, Ban Thiền có thể tìm hiểu thời sự quan trọng xẩy ra trong và ngoài nước. Ban Thiền có khi cũng xem một số bộ phim truyền hình lịch sử.

Sau 7 giờ rưỡi là thời gian tự học. Ngoài ôn bài và học trước những bài thầy sắp giảng ra, Ban Thiền dành một tiếng đồng hồ tập thư pháp. Tập thư pháp là sở thích lớn nhất của Ban Thiền, hiện nay Ban Thiền có thể viết chữ Tạng, chữ Hán và chữ Phạn. Sau khi ghi lại tình hình cuộc sống học tập một ngày của Ban Thiền 11, phóng viên cảm thấy Ban Thiền rất bận rộn với tuổi 15. Đối với việc này, Ban Thiền nói:

"Cuộc sống của tôi đúng là khá căng thẳng. Nhưng xét từ góc độ là một Phật sống, tôi gánh vác sứ mệnh lịch sử nặng nề. Tôi cần phải làm những việc có lợi cho nhà nước và nhân dân, cần phải cố gắng và góp phần mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước, đoàn kết các dân tộc, hạnh phúc nhân dân, cho Phật giáo Tây Tạng phát triển lành mành trên con đường thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa. Nếu không tích cực cố gắng học tập, tôi sẽ không thể gánh vác sứ mệnh quan trọng này."