Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-17 17:39:26    
Dân tộc Na-xi

Xin Hua
Dân tộc Na-xi có 278 nghìn không trăm lẻ 9 dân, chủ yếu tập trung cư trú ở huyện tự trị dân tộc Na-xi Lệ Giang tỉnh Vân Nam.

Dân tộc Na-xi có tiếng nói và chữ viết của mình. Tiếng dân tộc Na-xi thuộc nhóm tiếng dân tộc Di nhánh Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng. Do tiếp xúc chặt chẽ với dân tộc Hán, sau thời nhà Nguyên và nhà Minh, đồng bào dân tộc Na-xi chủ yếu sử dụng chữ Hán. Phù thủy "Đông Ba" thì sử dụng chữ tượng hình cổ xưa để ghi lại sách kinh điển, cho nên chữ tượng hình của dân tộc Na-xi còn gọi là "chữ Đông Ba". Ngoài ra, dân tộc Na-xi còn có một loại chữ viết âm tiết mang tên "chữ Ca Ba", nhưng chỉ dùng trong phạm vi rất nhỏ, số sách kinh điển viết bằng chữ Ca Ba cũng rất ít.

Danh lam thắng cảnh ở Lệ Giang:

Các đường phố ở Lệ Giang, một thành phố văn hóa có lịch sử hàng nghìn năm đều lát bằng đá. Nhiều ngôi nhà đậm đà phong cách kiến trúc thời nhà Tống, nhà Minh rải rác khắp nơi. Sau khi chảy đến cầu Song Thạch, nước sông Ngọc Hà bắt nguồn từ chân núi Tượng ở phía bắc thành phố chia thành mấy chi nhánh xuyên qua các phố phường, chảy quanh thành. Nhà nào cũng có nước chảy trước cửa, có hoa tươi trong sân.

Văn hóa Đông Ba cổ xưa:

"Đông Ba" là tiếng dân tộc Na-xi, có nghĩa là người có trí tuệ, tức là phù thủy và người chủ trì lễ tế. Văn hóa Đông Ba có quan hệ chặt chẽ với Đạo Đông Ba. Trên cơ sở Đạo phù thủy của dân tộc Na-xi, đạo Đông Ba hấp thu văn hóa đạo "Ben-bô" dân tộc Tạng mà hình thành. Đạo Ben-bô là một loại tôn giáo nguyên thủy được đồng bào dân tộc Tạng cổ xưa tin theo, bắt nguồn từ tôn giáo sùng bái tự nhiên cổ xưa trong cao nguyên Tây Tạng. Phù thủy "Đông Ba" tài ba lỗi lạc, giỏi về viết, vẽ, hát, múa, cho nên họ trở thành người sáng tác, truyền bá và kế thừa văn hóa Đông Ba cổ xưa của dân tộc Na-xi.

Chữ Đông Ba có hàng nghìn năm lịch sử là chữ tượng hình vẫn đang sử dụng hiếm thấy trên thế giới. Hơn 20 nghìn cuốn sách kinh điển Đông Ba viết bằng chữ Đông Ba, gồm nội dung khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, là bách khoa toàn thư kinh điển của dân tộc Na-xi. Tranh Đông Ba gồm tranh ván gỗ, tranh vẽ bằng bút tre, tranh bài, tranh vẽ thần tượng, tranh vải cỡ lớn. Điệu múa Đông Ba là điệu múa cổ điển dân tộc Na-xi. Trong sách kinh điển Đông Ba có một bộ giáo trình dạy múa khiến mọi người hết lời thán phục, giáo trình này mang tên "Điệu múa Sa Mẫu", không những đã tổng kết hệ thống phân loại và cách múa của điệu múa cổ đại dân tộc Na-xi, mà còn trình bày khá khoa học tư thế, âm nhạc, sân nhảy, tạo hình và phối nhạc của điệu múa, cho nên mọi người công nhận cuốn sách này là tác phẩm sớm nhất ghi điệu múa một cách hệ thống bằng chữ cổ xưa, có giá trị học thuật quan trọng.

Người Ma Thoa ở bờ sông Lô Cô:

Đồng bào dân tộc Na-xi ở Vĩnh Ninh tự xưng "người Ma Thoa". Cho đến nay, họ vẫn giữ phong tục chế độ mẫu hệ trong mặt hôn nhân gia đình. Trong cơ cấu gia đình người Ma Thoa điển hình ngày xưa, chỉ có các người thân mang dòng máu mẫu hệ--bà ngoại và anh chị em của bà ngoại, mẹ và anh chị em của mẹ, con cái ruột thịt của mẹ cũng như con cái ruột thịt của chị em của mẹ, bố thân sinh bị coi là người ngoài nhà. Trong cuộc sống gia đình, phụ nữ có địa vị rất cao, gia trưởng là phụ nữ bậc cao. Gia trưởng quản lý hoạt động sản xuất và cuộc sống của cả nhà, chịu trách nhiệm phân phối đồ ăn mặc, và là người chủ trì hoạt động lễ tế tôn giáo trong gia đình. Thế hệ dòng máu của gia đình theo dòng máu của mẫu hệ, tài sản cũng kế thừa theo nguyên tắc mẫu hệ.

Hội chợ la và ngựa tháng bẩy:

Hội chợ la và ngựa tháng bẩy là một ngày tết truyền thống của dân tộc Na-xi. Ngoài tổ chức hội chợ la và ngựa ra, họ còn tổ chức đại hội thể dục thể thao dân tộc, buổi biểu diễn ca múa dân tộc, buổi biểu diễn kịch, triển lãm tranh và thư pháp, buổi biểu diễn nhạc cổ Lệ Giang, buổi biểu diễn hát đối dân ca v,v, làm cho nội dung lễ tết dân tộc truyền thống phong phú hơn, bầu không khí vui chơi đậm đặc hơn. Các hoạt động nói trên đã trở thành một biện pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, văn hoá phồn vinh.