Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-17 09:45:01    
Dạy cho con biết tôn trọng người khác

cri

Đáp ứng những nhu cầu hợp lý của trẻ. Có những thứ mình không có, nhưng lại rất muốn, có thể mượn của bạn, nhưng nhất định phải được sự đồng ý của bạn, những thứ mượn về phải giữ gìn cẩn thận, sau khi dùng xong phải trả đúng hẹn và đầy đủ, rồi cảm ơn bạn; Cũng có thể lấy đồ chơi của mình để đổi với bạn, tăng cường giao lưu, đây cũng là cách bồi dưỡng quan hệ xã giao rất tốt.

Những thứ trẻ thực sự cần thiết, các bạn có mà mình không có, mượn lại không tiện, phải nói rõ lý do với cha mẹ và được sự đồng ý, mua về phải giữ gìn cẩn thận. Người lớn cho trẻ các thứ quá nhiều, khiến cho trẻ cảm thấy rất dễ có được nên không biết quý trọng; Nếu như cho trẻ quá ít, lại khiến trẻ cảm thấy quá khó khăn, làm sao mà có được, khiến bé dễ đi lấy của người khác, sau khi bị trách mắng sẽ cảm thấy tự ty và bực bội. Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ nên mua đồ cho con một các hợp lý và thích hợp, đáp ứng nhu cầu của bé một cách hợp lý.

Phải bình tĩnh trước việc bé muốn "chiếm đoạt". Khi bé đã chiếm đoạt đồ của người khác, người lớn phải bình tĩnh phân tích nguyên nhân, xử sự cho thích đáng, không nên mắng trẻ là "ăn cắp" càng không nên trách mắng con là "sai mà không sửa", những sai sót mà trẻ mắc phải trong cuộc sống hàng ngày không có tích chất như những lời này, trẻ thường xuyên nghe những lời trách mắng, thứ nhất là sẽ tự ty, thứ hai là sẽ nhờn, lâu ngày sẽ đẩy trẻ vào con đường hư hỏng. Khi trẻ có những hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác, chúng ta phải xử sự cho thích đáng, kiên trì giáo dục, đôn đốc sửa chữa, bảo cháu mang đi giả cho người ta, đồng thời xin lỗi.

Ở nhà, ở mẫu giáo, nên thường xuyên dạy bảo cháu tổn trọng quyền lợi của người khác, áp dụng nhiều biện pháp tiến hành huấn luyện hành vi. Như vậy, không bao lâu sẽ hình thành thói quen tốt tôn trọng quyền lợi của người khác, phân biệt rõ của công và của tư, việc giáo dục của chúng ta mới đạt được kết quả.


1  2