Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-16 15:51:56    
Tiền công tận khí

cri

Nghe Online

Ý của câu thành ngữ này là nói những công lao trước đây se bị mất hết, nói một cách nôm na là công công cốc.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Chu bản kỷ".

Để thực hiện trí lớn thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Vương rất trọng dụng đại tướng Bạch Khởi. Bạch Khởi đã lần lượi đánh bại được nước Hàn và nước Ngụy, tiêu diệt gần 240 nghìn quân của hai nước này. Mấy năm sau, quân nước Tần lại thường xuyên xuất hiện và tiến sâu vào lãnh thổ của nước Hàn và nước Ngụy, chiếm lĩnh nhiều thành trì của hai nước này.

Năm 281 công nguyên, Tần Chiêu Vương lại cử Bạch Khởi dẫn quân đánh vào đô thành Đại Lương của nước Ngụy (Tức Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay). Bấy giờ, có một người tên là Tô Lệ biết được tin này mới nói với vua nước Chu là Chu Hà Vương rằng: "Nếu Quân Tần mà đánh chiếm được Đại Lương thì triều đình nhà Chu tất nguy to".

Chu Hà Vương nghe xong vô cùng sửng sốt mới hỏi Tô Lệ nên xử trí ra sao. Tô Lệ nói là chỉ cần khuyên đại tướng Bạch Khởi khômg xuất binh là xong việc, Tô Lệ hiến kế rằng: "Bây giờ sai người sang nói với Bạch Khởi là, ông đã phá tan được quân đội của hai nước Hàn Ngụy, giết chết được đại tướng Sư Võ của nước Ngụy, lại cướp được rất nhiều ruộng đất ở vùng miền bắc, chiến công vô cùng hiển hách. Hiện nay ông lại muốn đi qua nước Hàn để tiến công vào nước Ngụy, nhưng chẳng may có điều gì bất trắc thì những công trạng trước kia của ông sẽ chẳng còn nữa. Cho nên, ông hãy thác bệnh không ra trận là hơn".

Sau khi nghe xong lời này, Bạch Khởi quả nhiên đã đình chỉ hành động quân sự tấn công vào nước Ngụy.

Về sau, do Bạch Khởi có ý kiến bất hòa với vua Tần và thừa tướng Phạm Tuy nên buộc phải tự sát.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về công trạng và thành tích trước đây đều bị phế bỏ.