Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-10 17:04:37    
Lối làm trên vấn đề hàng dệt may của Mỹ và Ủy ban Liên minh Châu Âu trái ngược mậu dịch tự do

cri

Nghe Online

CRI : Gần đây , giữa Mỹ , Ủy ban Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã xẩy ra cọ xát trên vấn đề mậu dịch hàng dệt may . Sau khi toàn cầu xóa bỏ hạn ngạch về hàng dệt may vào đầu năm nay , Mỹ và Ủy ban Liên minh Châu Âu chỉ dựa vào con số tăng trưởng khối lượng nhập khẩu của vài tháng đầu năm , đã lần lượt đe dọa sẽ áp dụng biện pháp hạn chế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc , điều này không những vấp phải sự phản đối của Trung Quốc , đồng thời cũng vấp phải sự phê bình của một số nước trong đó kể cả các nước thành viên của Ủy ban Liên minh Châu Âu , tổ chức hữu quan và nhân sĩ thức thời .

Cuối tháng 4 , dựa theo con số thống kê nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong quý 1 năm nay , ủy viên Ủy ban Liên minh Châu Âu Man-đen-sơn nói , số lượng nhập khẩu một số loại hàng dệt may Trung Quốc đã tăng lên dữ dội , trong đó mức tăng nhập khẩu 9 loại hàng dệt may đã vượt mức cảnh giới của Ủy ban Liên minh Châu Âu . Ông bày tỏ sẽ yêu cầu Ủy ban Liên minh Châu Âu tiến hành điều tra đối với tình hình nhập khẩu 9 loại hàng dệt may của Trung Quốc , để quyết định liệu Ủy ban Liên minh Châu Âu có cần khởi động biện pháp hạn chế khẩn cấp hay không . Trước đó , đầu tháng 4 , bộ thương mại Mỹ tuyên bố triển khai cuộc điều tra mang tính chất đảm bảo trong 90 ngày đối với ba loại hàng dệt may lớn như : áo sơ my và áo dệt bông , quần chất liệu bông , quần áo lót dệt bằng chất liệu bông và sợi nhân tạo , nhằm xác định những sản phẩm đó có tác động tới thị trường Mỹ hay không .

Khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo Mỹ cách đây không lâu , tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới Su-pa-chai mong , Mỹ và Ủy ban Liên minh Châu Âu ít nhất hãy quan sát 1 năm trước khi áp dụng biện pháp hạn chế hàng dệt của Trung Quốc , đi đến ' sự sát hạch hợp lý hơn ' đối với số lượng hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc . Cựu tổng giám đốc của Tổ chức này Ru-gi-rô nói , trách nhiệm của vụ việc này không tại Trung Quốc . Hai ứng cử viên đang tranh cử chức tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới hiện nay , cựu Ủy viên mậu dịch của Ủy ban Liên minh Châu Âu La-my và đại sứ U-ru-goay thường trú tại Tổ chức thương mại thế giới Ca-sti-lo cũng công khai phản đối lối làm này của Mỹ và Ủy ban Liên Minh Châu Âu .

Ngày 1 tháng 1 năm nay , Tổ chức thương mại thế giới đã xóa bỏ 'Hiệp định hàng dệt may ' theo đúng thời hạn , khối lượng xuất khẩu hàng dệt may của các nước đang phát triển như Trung Quốc tăng lên với mức lớn là điều bình thường , đồng thời cũng là hiện tượng tất yếu trong quá trình chuyển đổi thể chế quản lý hạn ngạch mậu dịch bị xuyên tạc sang phương thức mậu dịch tự do . Nhiều chuyên gia cho rằng , hiện tượng tăng trưởng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn . Nếu áp dụng biện pháp hạn chế hàng dệt may Trung Quốc , không những phương hại tới lợi ích của Trung Quốc , đồng thời cũng phương hại tới lợi ích của thương gia xuất nhập khẩu, thương gia bán lẻ và đông đảo người tiêu dùng của Mỹ và Châu Âu cũng như phương hại tới lợi ích của các doanh nghiệp vốn Âu Mỹ đầu tư tại Trung Quốc . Mặt khác , khối lượng hàng dệt may Trung Quốc tăng lên dữ dội trách nhiệm không tại Trung Quốc , mà chủ yếu là vì các nước phát triển không làm theo yêu cầu của ' Hiệp nghị hàng dệt may ', tức là xóa bỏ hạn ngạch theo từng giai đoạn trong thời kỳ quá độ 10 năm , mà dồn 70o/o hạn ngạch vào giai đoạn nước rút ,cho nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu ngành nghề của nước họ .

Điều quan trọng hơn là sự cân bằng của quyền lợi và nghĩa vụ là đặc điểm lớn nhất của Tổ chức thương mại thế giới . Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến nay , Trung Quốc luôn luôn nghiêm chỉnh thực thi nghĩa vụ của mình . Vì vậy , chỉ bám vào mậu dịch hàng dệt may mà nói Trung Quốc đã 'kiếm chác nhiều lợi ích ' là không công bằng . Các đây không lâu , bộ trưởng thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai đã làm bài toán cho biết : Trung Quốc bán những 800 triệu chiếc áo sơ mi mới có thể mua một air buýt chở khách A380 . Nếu một số nước phát triển đeo đuổi mậu dịch tự do đối với một số ngành nghề có ưu thế cạnh tranh của mình , trong khi đó lại áp dụng biện pháp hạn chế đối với một số ít ngành nghề có ưu thế của các nước đang phát triển , việc áp dụng hai tiêu chuẩn này sẽ phương hại tới tinh thần của mậu dịch tự do .

Trung Quốc là một nước lớn mậu dịch có tinh thần trách nhiệm , để đảm bảo sự bình ổn quá độ của nhất thể hóa hàng dệt may toàn cầu , Trung Quốc đã chủ động áp dụng hàng loạt biện pháp ,trong đó kể cả gia tăng thuế quan xuất khẩu , hạ thấp mức thuế trả lại cho xuất khẩu , thưc̣ thi giấy phép xuất khẩu tự động v.v , tất cả những biện pháp đó đã và đang phát huy hiệu quả tích cực . Xin lấy Ủy ban Liên minh Châu Âu làm thí dụ , tháng 3 năm nay , khối lượng xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang Châu Âu đã có phần giảm , vài tháng sau sẽ tiếp tục giảm . Gần đây , quan chức hữu quan của bộ thương mại Trung Quốc nêu rõ , Trung Quốc phản đối Mỹ và Châu Âu và các nước phát triển một lần nữa toan áp dụng biện pháp hạn chế lĩnh vực hàng dệt may ,chủ trương giải quyết vấn đề mậu dịch qua hiệp thương .