CRI : Lao động là vinh quang, tri thức là cao cả, nhân tài là của quý, sáng tạo là vĩ đại. Trong số 3 nghìn người được bầu là anh hùng lao động và chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2005, đã có hơn 500 phụ nữ, chiếm 18 phần trăm. Trong số họ có người là công nhân bình thường trong xí nghiệp, nông dân, những người ở nơi khác đến thành phố làm việc, cũng có trí thức, người quản lý doanh nghiệp, các văn nghệ sĩ nổi tiếng, họ là đại biểu của của những phụ nữ lao động các giới trong xã hội, họ lao động, đẹp đẽ, và hạnh phúc trong cương vị công tác của mình.
Chị Ang-zuo "giáo viên xóa nạn mù chữ".
Chị Ang-zuo là người dân tộc Tạng, chủ nhiệm hội phụ nữ thôn Cha-xi-cang-lu-ma, huyện A-li-ge-ơ, Tây Tạng.
Lần này là lần đầu tiên chị đến BK, và chị cũng là người đầu tiên của cả thôn được đến BK, từ thôn lên đến huyện phải đi cả một ngày đường, từ huyện đến La-sa lại phải đi xe mất 4 ngày, từ La-sa đi máy bay mất hơn 3 tiếng đồng hồ chị Ang-zuo mới đến được thủ đô BK.
Là đại của cơ sở đến từ nông thôn vùng chăn nuôi, chị không hề cảm thấy bất ngờ đối với việc mình được bầu làm anh hùng lao động trong toàn quốc, "bởi vì tôi làm rất nhiều việc, tôi cảm thấy tôi xứng đáng với danh hiệu này."Sự chân thành hiện lên trên nét mặt chị. Từ năm 1982 đến nay, đã đã làm chủ nhiệm hội phụ nữ của thôn hơn 20 năm, và chị đồng thời cũng là thầy lang của thôn, giáo viên xóa nạn mù chữ: tổ chức chị em phụ nữ trong thôn học kỹ thuật dệt thảm Tạng, rồi bán cho du khách, cả năm tăng thu nhập 50 nghìn đồng; xóa nạn mù chữ cho những người ở trong thôn từ 15 đến 45 tuổi, giúp cho hơn 100 người trong thôn xóa nạn mù chữ, là y tá chị đã từng để cứu người bệnh hiến máu của mình cho đến khi ngất đi; Chị không còn nhớ được đã đỡ bao đức trẻ, nhưng tất cả phụ nữ trong thôn sinh nở đều do chị đỡ. Chị Ang-zuo nói, bà con trong thôn biết chị được bầu là anh hùng lao động của toàn quốc, trước khi chị đi đến tận nhà chị, tặng cho chị dải Hà-đa trắng muốt để tỏ ý chúc mừng.
Chị Ang-zuo nói tiếng Hán không được sõi, trong lúc chuyện trò trên nét mặt luôn nở nụ cười đôn hậu. Trong 3 ngày ngắn ngủi ở BK, chị Ang-zuo chỉ có trình độ tốt nghiệp cấp hai thấm thía nhất là sự "quan trọng của tri thức", trước đây chỉ quanh quẩn trong thôn, ít tiếp xúc với bên ngoài, nên cũng không cảm nhận sâu sắc được điều này. Còn lần này đến BK, chuyện trò, trao đổi với các anh hùng lao động khác, mới biết được giữa người có kiến thức và người không có kiến thức có một khoảng cách rất lớn, họ hiểu biết rất rộng rãi. Chị Ang-zuo nói với phóng viên, về thôn chị nhất định cho con chị và bà con trong thôn học tập nhiều hơn, bởi vì, "có kiến thức thì mới có tương lại."
Người nữ anh hùng lao động thứ hai là chị Thai Lệ Hoa mà mọi người gọi chị với cái tên trìu mến là "chị quan âm" .
Thai Lệ Hoa là đội trưởng của đội diễn viên đoàn nghệ thuật người khuyết tật TQ.
Trong đêm liên hoan văn nghệ nghệ tết xuân năm 2005, Hoa và các đồng nghiệp của Hoa đã trinh phục được tất cả các khán giả bằng điệu múa tuyệt diệu. Trong khi chìm đắm với nghệ thuật, mọi người càng thán phục tinh thần của các diễn viên người khuyết tật. Nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo dạy ra hiệu, phóng viên đã thuận lợi tìm thấy và chuyện trò vui vẻ với "chị quan âm"người anh hùng lao động.
"Khi biết tin mình được bầu là anh hùng lao động của toàn quốc, lúc đó tôi và các đồng nghiệp của tôi đang biểu diễn ở Ma-lai-xi-a, các bạn dùng trà thay rượi để tỏ ý chúc mừng , nhưng tôi ra hiệu với các bạn, vinh sự này là của tập thể, là kết quả của sự cố gắng của tất cả chúng ta." "Bất kể là vinh dự lớn hay nhỏ, tôi đều nhìn nhận với một tâm trạng bình thản." "Lần này tôi được bầu là anh hùng lao động với danh ngh̃a người khuyết tật, lại càng có ý nghĩa đặc biệt, tôi lại có thêm một sứ mệnh."Trong lúc chuyện trò, trên nét mặt Hoa luôn tỏ ra rất điềm tĩnh.
Thai Lệ Hoa sẽ coi những điệu múa là "ngôn ngữ đẹp để biểu đạt thế giới nội tâm", còn sân khấu là là một bằng rất tốt.
1 2
|