Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-10 14:11:56    
Dân tộc Li-su

Xin Hua
Dân tộc Li-su có 574 nghìn 856 dân, chủ yếu tập trung cư trú ở miền bắc tỉnh Vân Nam. Phần lớn đồng bào dân tộc Li-su tạp cư với đồng bào dân tộc Hán, dân tộc Bạch, dân tộc Di và dân tộc Na-xi v,v.

Dân tộc Li-su có tiếng nói của dân tộc mình, thuộc nhóm tiếng dân tộc Di nhánh tiếng dân tộc Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng. Chữ viết của dân tộc Li-su vốn không có cơ cấu hoàn chỉnh, năm 1957 được sáng tạo lại, hình thành chữ viết mới trên cơ sở chữ cái La-tinh, và được phổ biến sử dụng cho đến nay.

Dân tộc Li-su có lễ tết giống như các dân tộc Hán, Bạch, Na-xi lân cận. Tháng giêng âm lịch ăn tết Nguyên Đán, tháng sáu ăn tết đuốc, tháng 10 ăn tết được mùa. Đồng bào dân tộc Li-su tính tình cởi mở, phóng khoáng, nhiệt tình, hiếu khách.

Trang phục rực rỡ:

Đồng bào dân tộc Li-su ai ai cũng thích mặc trang phục dân tộc. Đồng bào các nơi có trang phục na ná như nhau. Theo màu sắc trang phục, dân tộc Li-su được chia thành 3 chi nhánh là dân tộc Li-su mặc áo đen, dân tộc Li-su mặc áo trắng, dân tộc Li-su mặc áo màu. Phụ nữ dân tộc Li-su sống ở khu vực sông Nộ Giang phần lớn mặc áo với vạt áo ở bên phải và váy dài vải gai; phụ nữ đã lấy chồng đeo vòng đồng lớn trên tai, dài đến tận vai, cài đồ trang sức san hô và ngọc trai trên đầu. Chi nhánh dân tộc Li-su mặc áo màu sống ở khu vực Vĩnh Thắng và Đằng Xung có trang phục rực rỡ hơn, phụ nữ thích khâu nhiều viền đăng-ten trên áo và váy dài, quấn khăn màu trên đầu, đeo vòng đồng lớn hoặc hoa tai bạc, váy dài đến gót chân, khi đi, váy dài đong đưa lay động, trông uyển chuyển xinh đẹp. Một số đàn ông có điều kiện kinh tế sung túc thích đeo dao dài ở hông trái, mang túi vải màu may bằng tay trên treo xen kẽ nhiều quả bóng nhung màu đỏ, màu xanh lá cây, dù đi đứng hay săn bắn, dáng vẻ oai hùng và tuấn tú.

Nhai thuốc lá sợi và uống rượu giáp mặt:

Đồng bào dân tộc Li-su cả nam lẫn nữ đều có thói quen nhai thuốc lá sợi và uống rượu. Khi khách đến thăm, họ mời nhai thuốc lá sợi; khi thanh niên nam nữ tìm người yêu, họ vứt hộp thuốc lá lại coi như tín vật. Có thể thấy tầm quan trọng của thuốc lá sợi trong cuộc sống đồng bào dân tộc Li-su.

Khi nhai thuốc lá sợi, họ để thuốc lá sợi vào miệng trước, rồi nhai từ từ cùng vôi chín và một loại chất keo màu đen nấu bằng rễ cây cau, vỏ cây mận và lá cây dẻ. Một lát sau, môi đỏ lên.

Uống rượu giáp mặt còn gọi là uống rượu hai chén và uống rượu đồng tâm, là một hình thức vui chơi trong hoạt động xã giáo của đồng bào dân tộc Li-su. Khi uống rượu, chủ nhà lấy một ống tre rượu, giáp mặt khách cùng uống, không được để rượu rơi xuống đất, nếu không phải uống lại. Uống rượu giáp mặt không phân biệt nam hay nữ, vợ chồng cùng dự tiệc, chồng cùng người đàn bà khác uống rượu giáp mặt, vợ uống rượu giáp mặt với người đàn ông khác, đều là hiện tượng bình thường.

"Tết thang dao" đặc biệt:

"Tết thang dao" là ngày tết thể dục thể thao truyền thống một năm một lần của đồng bào dân tộc Li-su, tổ chức vào mồng tám tháng hai âm lịch hàng năm. Vào tết thang dao, mọi người ăn mặc quần áo đẹp, lũ lượt kéo đến sân vận động, xem cuộc thi "leo núi dao, xuống biển lửa".

Sau mấy tiếng súng hoả mai, 7,8 người chuẩn bị leo núi dao biểu diễn "Điệu múa lửa" trước. Họ ở trần, đi chân đất, mô phỏng động tác của các loài động vật, nhảy đi nhảy lại trên đống than củi đang bốc cháy, thỉnh thoảng còn lấy hòn than đỏ trà sát vào người, hòn than đỏ rực đảo đi đảo lại trên tay họ, nhưng họ hoàn toàn không để ý. Trải qua thử thách của lửa, mọi tai nạn trong năm mới đều bị loại trừ.

Ở giữa sân dựng hai cột gỗ lớn cao 20 mét, trên cột buộc 36 chiếc dao dài, lưỡi dao sắc bén hướng lên trên, lấp lánh dưới ánh nắng, hình thành một cái thang dao cao khiến người ta phát sợ. Mấy người dũng cảm mặc áo đỏ, quấn khăn đỏ trên đầu, đi chân đất đến thẳng dưới thang dao, quỳ trước bức tranh võ tướng cổ đại, nâng cốc lên đầu, lẩm bẩm khấn trong mồm, rồi uống cạn chén rượu. sau đó, họ nhổm dậy, leo lên thang dao một cách nhanh nhẹn, hai tay cầm lấy mũi dao, hai chân đi trên lưỡi dao, theo nhau leo lên.

Người leo lên đỉnh thang trước còn phải làm động tác trồng cây chuối ngược, và đốt pháo. Hàng nghìn khán giả ngẩng đầu xem, tiếng hoan hô vang rội bốn phương.