Nghe Online
CRI : Gần đây, chị Hách Lệ Bình làm việc ở một doanh nghiệp nước ngoài ở Bắc Kinh tinh thần chấn phấn, vì cách ăn mặc đầy cá tính của chị thường được đồng nghiệp và bạn bè khen ngợi; dù làm việc trong nước hay đi công tác nước ngoài, trang phục độc đáo của chị đều thu hút ánh mắt của không ít người.
Chị Bình ăn mặc rất đặc biệt: bộ váy màu đen, cổ áo kiểu Trung Quốc thêu đồ án dân tộc Mèo tinh xảo rất nổi bật, gấu áo hình sóng khiến trang phục hơi cứng nhắc được thêm cảm giác linh động. Chị Bình cho phóng viên biết:
"Bộ váy này là kiểu công chức, nhưng đậm đà đặc sắc dân tộc. Tương đối phù hợp với phong cách của tôi, tuy độc đáo, nhưng không khoa trương."
Chị Bình cho biết, trong tủ áo của chị có mấy bộ quần áo kết hợp đặc sắc dân tộc và hiện đại. Trong các bộ quần áo này, một số có đồ án nhuộm sáp của dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc, một số có đồ trang sức dân tộc Tạng lộng lẫy, một số có thêu chữ tượng hình dân tộc Na-xi. Những trang phục này đơn giản, thể hiện thị hiếu văn hóa, kết hợp đặc điểm dân tộc thiểu số một cách khéo léo, thể hiện đầy đủ cá tính của chị.
Trên đường phố Bắc Kinh sầm uất, chúng ta có thể phát hiện, không ít người có phong cách ăn mặc giống như chị Bình. Một số người dùng đặc điểm dân tộc trang điểm hiện đại, khiến trang phục thể hiện thị hiếu văn hoá cao của mình. Một số trực tiếp mặc một chiếc váy xếp, áo lót màu của dân tộc thiểu số, thể hiện phong cách sành điệu của mình. Một số thì đeo vòng tay đan bằng chỉ màu, hoặc đeo một dây chuyền với hạt là điêu khắc bằng sương thú có tạo hình đặc biệt. Họ dùng những đồ trang sức dân tộc thiểu số để thể hiện phong cách khác thường của mình.
Không những ở Bắc Kinh, ở Quảng Châu thành phố miền nam Trung Quốc, ở Thượng Hải đô thị lớn miền đông Trung Quốc, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy những người ăn mặc giống chị Bình. Chị Vi Vinh Tuệ làm công tác thiết kế trang phục nhiều năm cho rằng, việc thịnh hành trang phục đậm đà đặc sắc dân tộc, một mặt cho thấy sự thay đổi về thẩm mỹ của mọi người, mặt khác cũng cho thấy văn hóa truyền thống dân tộc được coi trọng lần nữa.
Chị Vi Vinh Tuệ là người dân tộc Mèo, đến từ tỉnh Quý Châu miền nam Trung Quốc, hiện nay đang kinh doanh một nhãn hiệu trang phục dân tộc mang tên "A Đa Vi" ở Bắc Kinh. Nhãn hiệu này lấy văn hóa trang phục của 56 dân tộc, nhất là 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc làm cơ sở thiết kế, mạnh dạn học tập và cải tiến trong các mặt công nghệ, màu sắc, kiểu cách và chất vải, hình thành phong cách độc đáo của mình. Chị Tuệ cho phóng viên biết, chị đã kinh doanh nhãn hiệu này mấy năm, hàng hóa bán chạy lắm. Chị nói:
"Vì nhãn hiệu này bao gồm nhiều tài sản vô hình như quan niệm thiết kế, kiến thức dân tộc v,v, có bề dày văn hoá. Nhãn hiệu của chúng tôi nhằm vào những người thích và có tình cảm với văn hóa truyền thống. Một số người có sự nghiệp thành công từ 35 đến 50 tuổi, đòi hỏi công nghệ cầu kỳ, rất thích quần áo chúng tôi; ngoài ra, lớp trẻ cũng rất thích, những thanh niên 18, 19 tuổi coi mặc quần áo như thế là sành điệu."
Chị A Quả, người dân tộc Thổ Gia, làm việc ở một phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh là người tiêu dùng trung thành của trang phục với nhãn hiệu "A Đa Vi", chị thường đến cửa hàng chọn mua những quần áo kiểu mới. Có khi công tác đòi hỏi, chị A Quả còn mời chị Tuệ thiết kế riêng lễ phục buổi tối hoặc trang phục người điều khiển chương trình cho mình. Chị A Quả nói, mặc những quần áo như thế, chị cảm thấy rất dễ chịu, đồng thời còn có thể thể hiện văn hóa của dân tộc mình. Chị nói:
"Ở đô thị, mặc trang phục truyền thống không tiện, cần phải có một số thay đổi. Ví dụ, quần áo thường của chúng tôi cần cài nhiều khuy, nếu sáng dậy vội vã đi làm, không kịp cài khuy, thì sẽ cảm thấy không tiện lắm. Chị Tuệ có thể đổi thành khóa kéo, rất sành điệu. Dùng những đặc sắc dân tộc trang điểm quần áo, đánh dấu mình là người dân tộc này, tiện cho cuộc sống, tiện cho công tác, mặc trên thân mình cũng thấy dễ chịu."
Chị A Quả nói, sau khi rời khỏi bản làng đến đô thị, chị rất nhớ trang phục dân tộc. Hiện nay, ở quê chị có rất nhiều chị em coi mặc quần bò, âu phục là sành điệu, dỡ bỏ công nghệ truyền thống dệt vải và may quần áo của dân tộc Thổ Gia, chị rất lấy làm tiếc.
Là một nước có nhiều dân tộc, các dân tộc Trung Quốc đều có công nghệ và phong cách trang phục truyền thống của mình, chẳng hạn như váy dài của dân tộc Thái, áo dài của dân tộc Mông Cổ, áo da cá của dân tộc Hô-chê, váy xếp của dân tộc Di v,v. Trang phục vừa là tiêu chí của một dân tộc này khác với các dân tộc kia, vừa thể hiện thị hiếu văn hóa của một người. Chị Tuệ, nhà thiết kế có một số tâm đắc về trang phục dân tộc cho rằng, chúng ta có thể kết hợp công nghệ truyền thống với thiết kế hiện đại để bảo vệ những truyền thống này, làm như vậy vừa là bảo tồn, vừa là phát triển. Chị Tuệ giới thiệu, trong nhà máy trang phục của chị có nhiều người thợ điêu luyện, giỏi về các công nghệ dệt, thêu và nhuộm v,v. Chị còn đào tạo những nhà thiết kế trang phục như chị, họ có thể kết hợp đặc sắc dân tộc với trang phục hiện đại một cách khéo léo. Hàng năm, chị và bạn chị đều đến khu vực dân tộc thu thập những hàng thêu và hàng dệt thể hiện công nghệ đặc biệt. Chị nói:
"Chúng tôi có thể copy. Ví dụ, hàng thêu này rất đẹp, nhưng nếu chúng tôi không sử dụng, nó chỉ là một thứ hàng thêu thôi, người thợ sẽ không làm nữa. Nhưng, nếu chúng tôi không ngừng giới thiệu và bán những hàng thêu này, thì người thợ sẽ có hứng thú tiếp tục làm, công nghệ này sẽ được bảo tồn. Tôi mong bảo tồn được những công nghệ truyền thống này."
Hiện nay, nhãn hiệu "A Đa Vi" của chị Tuệ không những bán chạy trong nước, mà còn tiến vào thị trường nước ngoài, có nhiều người tiêu dùng ở các nước Xin-ga-po, Đan Mạch v,v thích nhãn hiệu này. Chị Tuệ, người yêu thích trang phục dân tộc nói, chị mong có ngày càng nhiều người thưởng thức cái đẹp của trang phục dân tộc Trung Hoa.
|