Tháng 9 cùng năm , hai vợ chồng đến núi Dao tiến hành khảo sát theo lời mời của chính nguyền Quảng Tây , nhưng không ngờ sinh ly tử biệt đang chờ đợi họ trong chuyến đi vừa là khảo sát học thuật vừa và tuần trăng mật này .
Khi khảo sát tại núi Dao , ông Phí Hiếu Thông dẫm phải cái bẫy hổ của người Dao , đôi chân bị thương nặng . Vợ ông Vương Đồng Huệ chạy đi tìm người cứu giúp , nhưng lạc trong rừng không thấy trở về . Chiều hôm sau , ông Phí Hiếu Thông được cứu giúp , hôm thứ bẩy di hài của vợ ông Vương Đồng Huệ mới được phát hiện ở khe núi . Lúc đó , hai vợ chồng mới kết hôn 108 ngày .
Trong lời tựa cuốn sách "Kinh tế Ngô Giang"đặt ông Phí Hiếu Thông lên vị trí đứng đầu giới xã hội học và nhân loại học , với tình cảm tha thiết , ông viết: Thân tặng vợ tôi Vương Đồng Huệ .
Năm 1938 , ông Phí Hiếu Thông học xong tiến sĩ từ Anh về nước , dạy học ở Trường đại học Vân Nam . Năm 1939 tại Côn Minh , ông kết hôn với Mạnh Ngâm . Hai vợ chồng đồng cam cùng khổ suốt đời .
Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu xã hội học Viện khoa học xã hội Trung Quốc Lục Học Nghệ nói , ông Phí Hiếu Thông là nhà xã hội học , nhân loại học , dân tộc học , còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng . Sau năm 1979 , ông có nhiều đóng góp cho xã hội học Trung Quốc . Ông theo sát thực tế , Trung Quốc hóa xã hội học , ông suốt đời lấy việc dân giầu làm mục tiêu của mình , nêu ra nhiều chủ trương làm cho dân giầu , có nhiều đóng góp cho sự phát triển xã hội nông thôn Trung Quốc kể từ cải cách mở cửa đến nay .
Khi mừng sinh nhật 80 tuổi của ông , có người hỏi ông việc có ý nghĩa nhất trong đời ông là gì , ông nói , đó là làm cho dân giầu . Học thuật của ông là học thuật làm cho dân giầu . Ông Phí Hiếu Thông nói , học thuật mà tôi hiểu biết là tri thức thực dụng , học thuật có thể làm đồ trang trí , cũng có thể làm lương thực . 1 2 3
|