Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-05 16:19:57    
Thể nghiệm nền văn hóa tôn giáo đậm đà của tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

cri

Nghe Online

CRI : Sơn Tây thuộc miền bác Trung Quốc, là một trong nơi quan trọng phát triển văn hóa phật giáo và văn hóa đạo giáo của Trung Quốc, nền văn hóa tôn giáo muôn màu muôn vẻ, những kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và hội họa nằm rải rác tại các nơi trong tỉnh. Ngoài ra, Sơn Tây còn là một kho báu văn vật nghệ thuật phật giáo của Trung Quốc, là một trong những khu vực có di sản phật giáo phong phú nhất của Trung Quốc.

Đáp tàu từ Bắc Kinh đi về phía tây khoảng 5 tiếng đồng hồ sau thì tới Đại Đồng, một thành phố lớn thứ hai của tỉnh Sơn Tây. Đại Đồng sở dĩ có tiếng tăm tại Trung Quốc là bởi tại đây có hang đá Vân Cương đã có hơn 1500 năm lịc sử. Hang đá Vân Cương nằm ở núi Võ Chu ngoại ô phía tây của thành phố này, hang đá xếp dọc theo dãy núi từ đông sang tây kéo dài tới 1000 mét. Theo ghi chép của văn hiến Trung Quốc, hang đá được đục mở sớm nhất là vào năm 460 công nguyên, do một nhà sư tên là Đàm Trác khởi xướng. Hiện nay, những hang đá có thể nhìn thấy đã có 53 chỗ, với hơn 51 nghìn pho tượng phật, trong đó pho tượng to nhất cao 17 mét, nhỏ nhất chỉ có mấy căng ti mét. Đây là một trong những cụm hang đá đồ sộ nhất tại Trung Quốc, cũng là một kho báu nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Hang đá Vân Cương nổi tiếng bởi có khí thế hùng vĩ và nghệ thuật điêu khắc rất tinh tế, nghệ thuật điêu khác này trong khi hấp thu và vay mượn nền nghệ thuật phật giáo của Ấn Độ, cũng đã chú trọng hòa nhập rất hữu cơ với phong cách nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Du khách người I ta li a – Phi lo mê na Ric can đa sau khi du ngoạn tại đây đã phải thốt lên rằng:

"Tôi vô cùng kinh ngạc khi lần đầu tiên được nhìn thấy một cụm hang đa hùng vĩ như vậy. Tượng phật ở đây rất tinh tế, tạo hình rất sát thực và sống động. Tôi cảm thấy nền văn hóa phật giáo của Trung Quốc thật là phong phú đa dạng. Tuy trên chặng đường du lịch rất vất vả, nhưng khi nhìn thấy những pho tượng điêu khắc này đã khiến tôi quên đi sự mệt nhọc, rất say mê lòng người và rất đẹp mắt".

Khi du ngoạn xong hang đá Vân Cương, theo đường đi thẳng về phía tây khoảng hai ba tiếng đồng hồ đường xe, thì sẽ tới Hằng Sơn, một khu phong cảnh du lịch khác có liên quan khăng khít với tôn giáo của tỉnh Sơn Tây. Hằng Sơn nổi tiếng là bởi dưới chân núi có chùa Huyền Không nhỏ bé. Hằng Sơn có hìng dạng như một chiếc nồi, ở giữa lõm xuống, mà chùa Huyền Không được xây cất ngay trong đáy nồi. Trung Quốc có câu tục ngữ là "Bình địa khởi cao lâu". Nhưng chùa Huyền Không thì ngược lại, nó đứng chênh vênh bên bờ vực. Tuy nó gây cho ta một cảm giác không được vững trãi và rất nguy hiểm, nhưng nó vẫn đứng vững tại đây đã được hơn 1400 năm.

Kỳ thực thì chùa Huyền Không đã khéo léo kết hợp giữa lực học, mỹ học và tôn giáo. Việc xây chùa tại nơi đáy nồi đã khiến ngôi chùa tránh được gió bão. Đồng thời, các đỉnh núi ở phía trước chùa cũng có tác dụng che nắng. Nghe nói, vào mùa hè, ngôi chùa chỉ được nắng có ba tiếng đồng hồ. Do đó khiến nó đã trải qua được ngàn năm mưa gió, thậm trí là động đất, cho đến nay vẫn bám chắc trên mép bờ vực. Một du khách tên là Khổng Nhất Phàn nói, bước lên chùa Huyền Không, tôi cảm thấy hết sức kinh hãi.

"Điều khiến tôi lo ngại nhất là sau khi đi qua sân ở phía trước, bước lên con đường nối liền với phật đường, khi chúng tôi đi qua, ai nấy đều bất giác nâng cao chân, cần thận đặt trên sàn gỗ chẳng khác mặt sông mới đóng băng, chỉ sợ đặt chân quá mạnh khiến ngôi chùa bị sụp xuống, thì mình có mà làm người bay".

1  2