Nghe Online
Là người phụ nữ bất kể là ở châu lục nào hầu như đều có những đặc điểm chung, nhưng đồng thời cũng có nét đặc sắc riêng của mình, mà nhất là người phụ nữ phương Đông lại càng có những đức tính tốt đẹp đáng kính.
Trong xã hội hiện đại, đòi hỏi mọi người chúng ta sinh sống, học tập,v,v phải có khoa học và cuộc sống hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ, bởi khoa học dự báo với 90 phần trăm xác suất về một đôi vợ chồng sẽ sống với nhau tới lúc đầu bạc, răng long, hay giữa đường đứt gánh. Qua nghiên cứu thái độ ứng xử của hai nghìn vợ chồng suốt trong suốt 20 năm, nhà khoa học đã bác bỏ luận cứ cho rằng những đôi vợ chồng thường cãi cọ nhau sẽ ảnh hưởng tới sự bền vững của gia đình. Trong tác phẩm băng ghi hình "lý do thành công và thất bại của gia đình"được giới thiệu bằng , nhà khoa học đã bí mật đưa vào băng ghi hình cường độ của từng hành động, sắc thái của từng nét mặt, âm sắc của tiếng chì chiết, thét mắng, tia giận dữ hoặc nét âu yếm trong ánh mắt. Nhà khoa học nhận xét rằng trái tim người vợ sẽ rộn ràng hơn và thần kinh người chồng được phấn chấn hơn khi người vợ âu yếm hỏi chồng "Tối nay chúng mình ăn ở đâu ? ".
Các nhà khoa học cũng thẩm định được lịch sử của sự bất hòa ngay từ khi trao nhẫn cưới, với một thoáng thất vọng trong ánh mắt chồng, hoặc cái nhíu lông mày nhẹ nhàng của người vợ. Lời thề thốt lúc yêu nhau chưa thể là cơ sở tin cậy cho cuộc hôn nhân bền vững sự thường xuyên cãi cọ không hẳn là dấu hiệu của sự rạn nứt. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử trong thời gian tuần trăng mật có thể tiên đoán được sự hạnh phúc dài lâu, hay chấp nhận sự ly hôn sau này.
Khi nghiên cứu sự chung sống của những đôi vợ chồng trẻ một nhà tâm lý học đã phát hiện ra những yếu tố khác biệt , tuy rất nhỏ nhưng rất có ý nghĩa là trong các gia đình hạnh phúc thì 10 năm đầu chỉ có 5 phần trăm lời chỉ trích mang tính lăng mạ, còn những lời bất hòa là 10 phần trăm 10 năm kế tiếp theo, tỷ lệ này tăng lên 10 phần trăm. Nhà tâm lý học này cho rằng, "những lời chỉ trích gay gắt mang tính lăng nhục giống như tế bào ung thư tàn phã dần quan hệ vợ chồng mà ít ai biết đến."
Khi cả hai vợ chồng đều không làm chủ được mình, lúc cơn giận dữ tăng lên gây ra những phản ứng dữ đội như: tim đập mạnh, huyết áp lên cao, dạ dày co thắt lại, vã mồ hôi,v,v, không tự kiềm chế được. Trong thời điểm này, mọi sự khuyên ngăn đều không có tác dụng, thậm chí còn gây nguy hiểm. Đàn ông dễ rơi vào trạng thái này, sự ám ảnh của tư tưởng báo thù cũng dai dẳng hơn. Để tình trạng này không tái diễn, đàn ông thường tự rút lui trong cuộc cãi cọ, song sự rút lui này thường đẩy anh ta vào vòng luẩn quẩn của tâm lý. Do đó, sự rút lui không đôi co cũng dễ gây nên sự tan vỡ của gia đình, làm một trong hai người suy giảm thể lực. Các nhà tâm lý học cho rằng, tệ hại hơn nữa là trong bộ nhớ vẫn lưu trữ những bực dọc rất nguy hiểm. Đôi vợ chồng rơi vào trạng thái này sẽ nhạy cảm với bất kỳ nguy cơ xung đột nào trong tương lai. Và chính nó lại làm vợ chồng dễ cãi cọ nhiều hơn, dần dần hủy họai tri giác và mất đi lòng tin vào khả năng giải quyết khúc mắc trong cuộc sống lứa đôi.
Cuối cùng, đứa con đầu lòng ra đời là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc sống hôn nhân, 92 phần trăm các cặp vợ chồng mới có con đầu lòng thường không thỏa mãn với hiện tại và cãi nhau nhiều hơn. Trong số 250 cặp vợ chồng thuộc đối tượng nghiên cứu, chỉ có 19 phần trăm cho rằng cuộc sống của họ tốt hơn. Lúc này, thường xẩy ra các cuộc phiêu lưu tình cảm, một trong hai người đo tìm quan hệ khác để tự khẳng định mình còn có sức hấp dẫn. Hiện tượng này xẩy ra với gia đình bất hạnh cũng như gia đình hạnh phúc. Song chưa hẳn cuộc phiêu lưu này gây nên sự̣ tan vỡ. Những người ngoại tình vẫn cảm thấy thoả mãn với cuộc sống gia đình hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy70 phần trăm gia đình như vậy vẫn có thể tiếp tục chung sống.
|