Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-28 17:23:03    
Di chỉ người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm

cri
Tìm tòi những mẩu chuyển trong thời mông muôi của con người luôn là một trong những hứng thú của con người thời hiện đại. Hơn 70 năm trước, sự phát hiện của các nhà khoa học tại Chu Khẩu Điếm Bắc Kinh đã làm chấn động thế giới.

Di chỉ người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm nằm ở núi Long Cốt cách Bắc Kinh 48 km về phía tây nam. Đây là nới giáp ranh giữa đồng băng và đồi núi, trên núi có rất nhiều hang động lớn nhỏ. Trong đó có một hang dài khoảng 140m chạy theo hướng đông tây được gọi là "Hang người vượn". Năm 1921, nhà khoa học Thụy Điển An-tơ lần đầu tiên phát hiện di chỉ người cổ đại tại hang này, bởi vậy hang này mới được các nhà khảo cổ học gọi là "địa điểm thứ nhất Chu Khẩu Điếm". Năm 1929, nhà khảo cổ học Trung Quốc Bùi Văn Trung đã khai quật được hộp sọ đầu tiên của "người vượn Bắc Kinh" tại đây, làm chấn động thế giới. Đáng tiếc là do cuộc chiến tranh chống Nhật, hộp sọ của "người vượn Bắc Kinh" bị thất lạc và đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Tại điểm thứ nhất ở Chu Khẩu Điếm phát hiện vết tích của lửa đã đưa lịch sử biết dùng lửa của con người về trước thêm mấy trăm nghìn năm. Tại đây phát hiện 5 tầng tro, và vết tích của 3 đống tro cũng như rất nhiều xương các loại sau khi thiêu đốt, tầng tro dày nhất tới 6 mét. Những di chỉ này chứng tỏ "người vượn Bắc kinh" không những biết dùng lửa mà còn biết giữ mồi lửa.

Trong di chỉ này còn phát hiện rất nhiều đồ đá các loại, nguyên liệu đều đến từ nơi gần di chỉ, phần lớn các đồ đá có kích cỡ nhỏ, thuộc nhiều chủng loại, đồ đá thuộc thời kỳ sớm nhất tương đối thô, các thứ dùng đề chặt, đập chiếm vị trí quan trọng. Thời kỳ giữa thì những dụng cụ này có kích cỡ tương đối nhỏ, các đồ sắc nhọn phát triển nhanh. Thời kỳ cuối thì có kích cỡ cà nhỏ hơn, Dùi đá là một đồ đá đặc trưng của thời kỳ này. Việc này nói lên "Người vượn Bắc Kinh" đã biết lựa chọn đá, chế tác đá và dùng nó làm vũ khí hoặc công cụ sản xuất nguyên thủy để cải tạo mình trong khi đấu tranh với thiên nhiên, chứng tỏ họ đã biết sử dụng công cụ trong lao động, đây là sự phân biệt cơ bản giữa Vượn và Người.

Các đồ vật được khai quật chứng minh người vượn Bắc Kinh đã sinh sống tại khu vực Chu Khẩu Điếm vào khoảng thời gian cách đây từ 700 nghìn đến 200 nghìn năm về trước, họ chủ yếu là hái lượn, săn bắn để sinh sống. Người Bắc Kinh thuộc người nguyên thủy nằm giữa thời kỳ từ Vượn cổ tiến hóa thành người có trí tuệ, phát hiện nay có giá trị cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu sinh học, lịch sử học và lịch sử phát triển của loài người.

Di chỉ "người Bắc Kinh" Chu Khẩu Điếm được công nhận là di sản thế giới vào tháng 12-1987. Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: di chỉ Chu Khẩu Điếm không những là một bằng chứng lịch sử hiếm có về xã hội nhân loại trên lục địa Châu Á trong thời viễn cổ mà còn chứng minh tiến trình tiến hoá của con người, là một kho báu văn hóa viên cổ của nhân loại.